Bóng đá Việt Nam đã thất bại toàn tập ở AFF Cup 2012 và đây có thể coi là giải đấu tệ hại nhất của đội tuyển quốc gia kể từ khi hội nhập khu vực. Việc tướng Hùng phải ra đi là điều ai cũng nhận ra, nhưng rõ ràng nếu đổ lỗi hết cho vị thuyền trưởng này là điều không công bằng.
Trong buổi họp mổ xẻ nguyên nhân thất bại tại trụ sở VFF chiều hôm qua, nhiều câu hỏi được đặt ra với chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ. Trong đó, nhiều người còn hỏi thẳng về trách nhiệm của người đứng đầu VFF với thất bại trên đất Thái Lan và liệu ông Hỷ còn xứng đáng với chiếc ghế chủ tịch.
Phát biểu trước hội nghị, chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ đã né câu trả lời của mình với phóng viên và khẳng định “sẽ tiếp tục tại vị cho đến hết nhiệm kỳ”. Ngoài ra, ông Hỷ cũng lờ đi trách nhiệm đối với thất bại tại AFF Cup và sẽ cố gắng hết mình vì bóng đá Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều biến động sẽ đến ở VFF trong những ngày tới và có khả năng Tổng cục TDTT sẽ yêu cầu VFF phải tiến hành cuộc đại hội bất thường để bàn về vấn đề nhân sự trong liên đoàn. Và tất nhiên, tương lai của chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ là điều bàn đến nhiều nhất.
Nhiệm kỳ của chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ còn hơn 1 năm, nhưng ông đang phải hứng chịu rất nhiều sức ép từ dư luận sau thất bại của đội tuyển Việt Nam. Đây cũng không phải lần đầu tiên ông Hỷ bị chỉ trích nhưng sau mỗi lần đó, ông đều vô can và không phải nhận trách nhiệm nào.
Năm ngoái, VFF quyết định sa thải HLV Falko Goetz vì thất bại ở SEA Games 26. HLV Calisto cũng đột ngột chia tay đội tuyển vì không chịu nổi sức ép và hôm qua là HLV Phan Thanh Hùng. Việc một chiến lược gia ra đi vì thất bại là điều bình thường, nhưng sau mỗi lần sóng gió đó, chiếc ghế của ông Hỷ vẫn khá vững chãi.
Trong nhiệm kỳ của mình, thành tích đáng kể nhất của ông Hỷ là chức vô địch AFF Cup 2008, giải đấu mà chúng ta nhận được sự ủng hộ không ít từ yếu tố may mắn. Ngoài ra, ông không thể hiện bất kỳ dấu ấn nào về khả năng quản lý.
Ông Hỷ cũng bị coi là thiếu cương quyết và sai lầm khi để HLV Phan Thanh Hùng kiêm nhiệm chức HLV trưởng đội tuyển quốc gia lẫn CLB Hà Nội T&T. Ông cũng để các ông bầu lấn át quá nhiều và chấp nhận sự ra đời của công ty VPF, kéo theo một cuộc chiến quyền lợi suốt thời gian dài.
Tương lai của chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ đang bị đặt một dấu hỏi lớn và nhiều sức ép đang đòi ông phải từ chức. Dù ông Phan Thanh Hùng đã ra đi, nhưng rõ ràng thất bại này không chỉ có lỗi của một cá nhân, mà còn của cả VFF với người đứng đầu là chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ.
Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ đang hứng chịu nhiều sức ép - Ảnh: Minh Hoàng |
Trong buổi họp mổ xẻ nguyên nhân thất bại tại trụ sở VFF chiều hôm qua, nhiều câu hỏi được đặt ra với chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ. Trong đó, nhiều người còn hỏi thẳng về trách nhiệm của người đứng đầu VFF với thất bại trên đất Thái Lan và liệu ông Hỷ còn xứng đáng với chiếc ghế chủ tịch.
Phát biểu trước hội nghị, chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ đã né câu trả lời của mình với phóng viên và khẳng định “sẽ tiếp tục tại vị cho đến hết nhiệm kỳ”. Ngoài ra, ông Hỷ cũng lờ đi trách nhiệm đối với thất bại tại AFF Cup và sẽ cố gắng hết mình vì bóng đá Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều biến động sẽ đến ở VFF trong những ngày tới và có khả năng Tổng cục TDTT sẽ yêu cầu VFF phải tiến hành cuộc đại hội bất thường để bàn về vấn đề nhân sự trong liên đoàn. Và tất nhiên, tương lai của chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ là điều bàn đến nhiều nhất.
Nhiệm kỳ của chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ còn hơn 1 năm, nhưng ông đang phải hứng chịu rất nhiều sức ép từ dư luận sau thất bại của đội tuyển Việt Nam. Đây cũng không phải lần đầu tiên ông Hỷ bị chỉ trích nhưng sau mỗi lần đó, ông đều vô can và không phải nhận trách nhiệm nào.
Năm ngoái, VFF quyết định sa thải HLV Falko Goetz vì thất bại ở SEA Games 26. HLV Calisto cũng đột ngột chia tay đội tuyển vì không chịu nổi sức ép và hôm qua là HLV Phan Thanh Hùng. Việc một chiến lược gia ra đi vì thất bại là điều bình thường, nhưng sau mỗi lần sóng gió đó, chiếc ghế của ông Hỷ vẫn khá vững chãi.
Trong nhiệm kỳ của mình, thành tích đáng kể nhất của ông Hỷ là chức vô địch AFF Cup 2008, giải đấu mà chúng ta nhận được sự ủng hộ không ít từ yếu tố may mắn. Ngoài ra, ông không thể hiện bất kỳ dấu ấn nào về khả năng quản lý.
Ông Hỷ cũng bị coi là thiếu cương quyết và sai lầm khi để HLV Phan Thanh Hùng kiêm nhiệm chức HLV trưởng đội tuyển quốc gia lẫn CLB Hà Nội T&T. Ông cũng để các ông bầu lấn át quá nhiều và chấp nhận sự ra đời của công ty VPF, kéo theo một cuộc chiến quyền lợi suốt thời gian dài.
Tương lai của chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ đang bị đặt một dấu hỏi lớn và nhiều sức ép đang đòi ông phải từ chức. Dù ông Phan Thanh Hùng đã ra đi, nhưng rõ ràng thất bại này không chỉ có lỗi của một cá nhân, mà còn của cả VFF với người đứng đầu là chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ.
Nguồn: xevathethao.vn |
Copy Link
Kim Anh |
00:00 30/11/-0001