Mờ nhạt SEA Games
“Ít quan tâm”, “không để ý nhiều”... là câu trả lời của nhiều người khi được hỏi về tình hình thi đấu của các đội tuyển Việt Nam tại ngày hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á lần này. Nhiều người cho rằng quá ngán ngẩm với những lộn xộn ở SEA Games; có những người nói SEA Games diễn ra vào cuối năm, thời điểm người dân bận rộn nhiều công việc nên chẳng thể “quyến rũ” họ được hơn.
Ông Nguyễn Văn Thành (Chương Mỹ, Hà Nội) có lẽ là một trong những người hiếm hoi luôn theo dõi các đội tuyển Việt Nam thi đấu tại SEA Games. Nhưng lý do cụ ông hơn 70 tuổi này còn theo dõi là bởi... ông đã nghỉ hưu và không còn mấy việc để làm! Ông Thành cho biết: “Gia đình tôi gồm 3 thế hệ ở chung một nhà, ai cũng đều có công việc của riêng mình. Ngoài tôi ra hầu như không một ai quan tâm đến SEA Games là gì, diễn ra ở đâu, ai giành huy chương... Có chăng là nếu đội U23 của chúng ta lọt vào tới bán kết, chung kết thì mọi người còn để ý tí”.
Anh Nguyễn Văn Tiến -người con trai lớn của ông Thành cũng thẳng thắn cho rằng “dịp cuối năm gia đình tôi bận rộn, mỗi người cũng đều có nhiều công việc nên không quan tâm theo dõi việc thi đấu ở SEA Games”.
Ông Hoàng Văn Lương ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) thì chia sẻ: “Tôi có biết đang diễn ra SEA Games vì báo chí nói nhiều, nhưng cũng chẳng có thời gian theo dõi phần vì bận chăm sóc cây vụ đông, phần vì mấy mùa giải gần đây các vận động viên của mình, nhất là môn bóng đá thường làm phụ lòng mong mỏi của người dân”.
Cánh thanh niên nông thôn cũng không mặn mà với ngày hội thể thao đang diễn ra ở Myanmar. Anh Phạm Văn Hào (SN 1990, trú tại huyện An Dương, Hải Phòng) cho biết, bây giờ thanh niên có hàng trăm thứ để giải trí, hàng trăm cách tiếp cận với các môn thể thao. “Dịch vụ truyền hình, báo chí nhiều nên thích xem môn nào thì vào là xem tùy thích không cứ gì phải mùa giải” - anh Hải nói.
Ngày càng thất vọng
Tại hiệu báo Thời Đại ở số 100 Phan Đình Phùng, Tuy Hòa, Phú Yên, chị Phạm Thị Thu - chủ hiệu cho hay: “Báo kỳ này ế quá; báo thể thao thì vẫn bán như ngày thường. Người ta có gửi bán cái lịch thi đấu SEA Games, mà chưa thấy ai mua. Dân mua báo thì cũng chẳng thấy bàn tán gì chuyện SEA Games…”. Một chủ quán trên đường Lê Lợi buồn so: “Mấy kỳ SEA Games trước, quán tui bán ngon lành lắm, tăng gấp rưỡi bình thường. Nhưng năm nay im ắng quá”.
Là một người theo dõi các đội tuyển Việt Nam đi thi đấu nhiều năm tại SEA Games, ông Nguyễn Tuấn Anh (Ba Đình, Hà Nội) năm nay cũng ở nhà, xem qua tivi, báo đài. Ông bày tỏ sự thất vọng của mình: “Thể thao Việt Nam chúng ta có rất nhiều môn thế mạnh tại đấu trường khu vực, nhưng đến nay chúng ta chưa bao giờ khẳng định được vị thế số 1 của chúng ta ở những bộ môn đấy. Đầu tư vào thể thao của chúng ta không phải là ít, nhưng chưa tạo được một niềm tin nào đó về sự thành công cho người hâm mộ nước nhà, nên dần dần những người như tôi cũng không còn quan tâm đến các sự kiện thể thao nữa”.
“Ít quan tâm”, “không để ý nhiều”... là câu trả lời của nhiều người khi được hỏi về tình hình thi đấu của các đội tuyển Việt Nam tại ngày hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á lần này. Nhiều người cho rằng quá ngán ngẩm với những lộn xộn ở SEA Games; có những người nói SEA Games diễn ra vào cuối năm, thời điểm người dân bận rộn nhiều công việc nên chẳng thể “quyến rũ” họ được hơn.
SEA Games nói chung và thể thao nói riêng đang không thu hút sự quan tâm của công chúng. Ảnh: Đoàn thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc tối 11.12. |
Ông Nguyễn Văn Thành (Chương Mỹ, Hà Nội) có lẽ là một trong những người hiếm hoi luôn theo dõi các đội tuyển Việt Nam thi đấu tại SEA Games. Nhưng lý do cụ ông hơn 70 tuổi này còn theo dõi là bởi... ông đã nghỉ hưu và không còn mấy việc để làm! Ông Thành cho biết: “Gia đình tôi gồm 3 thế hệ ở chung một nhà, ai cũng đều có công việc của riêng mình. Ngoài tôi ra hầu như không một ai quan tâm đến SEA Games là gì, diễn ra ở đâu, ai giành huy chương... Có chăng là nếu đội U23 của chúng ta lọt vào tới bán kết, chung kết thì mọi người còn để ý tí”.
Anh Nguyễn Văn Tiến -người con trai lớn của ông Thành cũng thẳng thắn cho rằng “dịp cuối năm gia đình tôi bận rộn, mỗi người cũng đều có nhiều công việc nên không quan tâm theo dõi việc thi đấu ở SEA Games”.
Ông Hoàng Văn Lương ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) thì chia sẻ: “Tôi có biết đang diễn ra SEA Games vì báo chí nói nhiều, nhưng cũng chẳng có thời gian theo dõi phần vì bận chăm sóc cây vụ đông, phần vì mấy mùa giải gần đây các vận động viên của mình, nhất là môn bóng đá thường làm phụ lòng mong mỏi của người dân”.
Cánh thanh niên nông thôn cũng không mặn mà với ngày hội thể thao đang diễn ra ở Myanmar. Anh Phạm Văn Hào (SN 1990, trú tại huyện An Dương, Hải Phòng) cho biết, bây giờ thanh niên có hàng trăm thứ để giải trí, hàng trăm cách tiếp cận với các môn thể thao. “Dịch vụ truyền hình, báo chí nhiều nên thích xem môn nào thì vào là xem tùy thích không cứ gì phải mùa giải” - anh Hải nói.
Ngày càng thất vọng
"Đến những Tiến Minh (cầu lông) hay Anh Tuấn (cử tạ) đôi khi còn “đánh vỡ” niềm tin của khán giả thì làm sao có thể kêu gọi người hâm mộ nước nhà ủng hộ cho những gì họ chẳng có chút niềm tin”. Ông Nguyễn Hữu Uất (Thanh Trì, Hà Nội) |
Là một người theo dõi các đội tuyển Việt Nam đi thi đấu nhiều năm tại SEA Games, ông Nguyễn Tuấn Anh (Ba Đình, Hà Nội) năm nay cũng ở nhà, xem qua tivi, báo đài. Ông bày tỏ sự thất vọng của mình: “Thể thao Việt Nam chúng ta có rất nhiều môn thế mạnh tại đấu trường khu vực, nhưng đến nay chúng ta chưa bao giờ khẳng định được vị thế số 1 của chúng ta ở những bộ môn đấy. Đầu tư vào thể thao của chúng ta không phải là ít, nhưng chưa tạo được một niềm tin nào đó về sự thành công cho người hâm mộ nước nhà, nên dần dần những người như tôi cũng không còn quan tâm đến các sự kiện thể thao nữa”.
Nguồn: xevathethao.vn |
Copy Link
Dũng Tuấn Thắng |
00:00 30/11/-0001