SEA Games - vì sao cần nhìn lại từ mục đích, ý nghĩa?

14:47 Thứ tư 11/12/2013

Hôm nay, với ngọn lửa thiêng của SEA Games 27 chính thức bừng sáng tại lễ khai mạc.

Vị thế và giá trị của SEA Games được khởi nguồn từ cách đây hơn nửa thế kỷ đã được khẳng định, với tư cách ngày hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á đích thực. SEA Games đã không chỉ thúc đẩy các nền thể thao phát triển mà còn thực hiện xuất sắc vai trò làm “cầu nối” quan trọng về văn hóa, chính trị.

Rất tiếc, trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây, SEA Games đã không còn giữ được sức nặng cần thiết về mặt chuyên môn như mục tiêu đề ra, xuất phát từ những lỗ “hổng” căn bản trong các quy định. Thay vì các quy chuẩn chặt chẽ về chuyên môn, SEA Games ngày càng giống như một festival, xuất hiện những màu sắc của sự không fair-play, phần nào đó đi ngược lại tinh thần trung thực, công bằng, cao thượng gốc rễ của thể thao.

Trong đó, nổi bật lên một vấn đề là SEA Games đã không hình thành nên được một chương trình thi đấu “cứng” theo chuẩn quốc tế, với sự phụ thuộc đến mức lệ thuộc vào nước đăng cai. Họ có toàn quyền thêm, bớt số môn, nội dung, theo hướng có lợi nhất về thành tích cho mình. Chưa kể còn kèm theo đó một số toan tính ngoài thảm đấu, trọng tài xử ép. Từ đó dẫn đến một nghịch lý, sau mỗi kỳ đại hội, chương trình thi đấu đã “biến dạng” tới phân nửa, và đoàn thể thao nước chủ nào nếu không giành ngôi nhất toàn đoàn cũng có sự đột biến thành tích đến mức khó tin.

SEA Games vì thế đã không có sự công bằng, không phản ánh đúng thực chất phát triển của các nền thể thao mỗi quốc gia, cũng như cả khu vực, và tai hại hơn đã cản trở bước tiến lên các tầm cao châu lục và thế giới. SEA Games đã tồn tại cái gọi là “tâm lý hội làng” cùng “bệnh thành tích”.

Điều này đã được các nhà quản lý thể thao của khu vực nhìn nhận ra từ lâu, song chưa có gì thay đổi khi mà trong đó xu hướng tích cực vẫn chỉ là thiểu số.

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục