Kể từ khi đổi khẩu hiệu thành Grand Slam của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Australian Open đã và đang thu hút số lượng các tay vợt trong khu vực này tham dự ngày càng tăng.
Đặc biệt năm nay, có 111 tay vợt tại giải Grand Slam đầu tiên trong năm đến từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chiếm hơn 20% tổng số tay vợt tranh tài tại giải.
Giám đốc của giải đấu, Craig Tiley phát biểu trên ABC: “Cách đây vài năm, chỉ có khoảng 5%.” Không còn nghi ngờ gì nữa về sự phát triển của quần vợt Châu Á – Thái Bình Dương trong vài năm trở lại đây.”
Vốn xuất phát từ Châu Âu và được xem là môn thể thao quý tộc tại phương Tây, thế nhưng trong một thập kỷ trở lại đây, Châu Á mới là thị trường tăng trưởng lớn nhất của quần vợt.
Năm 2011, tay vợt người Trung Quốc Li Na trở thành tay vợt Châu Á đầu tiên giành Grand Slam khi cô vô địch tại Pháp Mở rộng. Ba năm sau, Li Na lại lần nữa giành Grand Slam thứ hai tại Australian Open, trận chung kết đó đã thu hút 100 triệu lượt xem từ Trung Quốc.
Nguồn cảm hứng từ nhà vô địch
Cái được gọi là hiệu ứng Li Na đã làm gia tăng sự quan tâm của quần chúng khán giả đến quần vợt nhiều hơn và thúc đẩy sự phát triển của môn thể thao này trên khắp Châu Á.
“Sau khi Li Na đạt chức vô địch tại các giải đấu lớn, mọi người tại Trung Quốc lúc đó đều biết đến tennis,” tay vợt Zhang Shuai của Trung Quốc tiết lộ sau khi bị loại tại vòng 2 Australian Open. “Quần vợt được nhiều người biết đến hơn trước đây, cô ta đã làm một điều thật tuyệt vời.”
Sau khi Li Na giải nghệ vào năm 2014, cơn sốt Grand Slam tại Châu Á đã giảm đi phần nào, nhưng sự quan tâm đến tennis thì vẫn không thay đổi. Liên đoàn tennis Australia cho biết môn thể thao này đang chứng kiến một thời kỳ tăng trưởng bền vững tại Châu Á.
“Trong vài năm trở lại đây, chúng tôi đang thực sự quan sát được sự phát triển đáng kinh ngạc trong quần vợt,” Ben Slack, người đứng đầu Ban quốc tế của Liên đoàn tennis Australia cho biết. “Đặc biệt là tại một đất nước như Trung Quốc, thậm chí là chỉ hai năm trước đây thôi, sự tham gia và quan tâm đến tennis đã đạt mức rất cao.”
Ông Slack còn cho biết rằng nhiều tay vượt được các quốc gia khuyến khích theo đuổi sự nghiệp quần vợt đỉnh cao, không còn nhiều trường hợp cá biệt tự thân vận động như trước.
“Nếu trước đây, bạn là một lãnh đạo cấp cao thì bạn sẽ không lãng phí thời gian, mà tập trung vào việc phát triển học tập hay những thứ khác. Nhưng chúng tôi đã thực sự chứng kiến những thay đổi tích cực trong vài năm qua tại Châu Á.”
Những cột mốc của tuổi trẻ
Sau khi Li Na giải nghệ và tay vợt số 1 Châu Á Kei Nishikori vắng mặt tại Australian Open năm nay, một nhóm các tay vợt trẻ đã thi đấu cực kỳ thành công tại Grand Slam đầu tiên trong năm.
Trong số đó, Hyeon Chung của Hàn Quốc, Naomi Osaka của Nhật Bản cùng với Su Wei Hsieh của Đài Loàn là những tay vợt để lại nhiều ấn tượng nhất khi đã hạ vài hạt giống hàng đầu.
Tại Ấn Độ, nơi từng sản sinh ra những chuyên gia đánh đôi hàng đầu thế giới, quần vợt cũng đang phát triển mạnh mẽ.
“Tại Ấn Độ, môn cricket chắc chắn vẫn là môn thể thao số 1, nhưng tennis đang phát triển rất nhanh.” Tay vợt Divij Sharan của Ấn Độ cho biết. “Trong thời gian qua chúng tôi đã có thêm vài tay vợt đáng gọi là huyền thoại. Sania Mirza đang thể hiện rất tốt. Leander và Mahesh đã thi đấu đôi thành công nhiều năm qua.”
Là một tay vợt huyền thoại của Ấn Độ, Divij Sharan còn cho biết tennis ngày càng phổ biến ở Ấn Độ và phong trào càng lên nhờ dòng tiền đổ vào môn thể thao này.
“Khi tôi còn bé, nhiều người có chơi tennis rồi từ bỏ để theo đuổi con đường học vấn vì họ cho rằng thể thao không thực sự là một nghề nghiêm túc. Nhưng giờ mọi thứ đã thay đổi, chơi thể thao có thể kiếm được rất nhiều tiền. Tôi chắc chắn rằng trong những năm tới sẽ có một ai đó từ Châu Á leo lên đỉnh của thế giới ở các nội dung đánh đơn".
Quần vợt phát triển cũng kéo theo ngành du lịch Châu Á phát triển
Màn trình diễn của các tay vợt đến từ các quốc gia Châu Á cũng thu hút một lượng lớn khán giả đến Australia năm nay. Khách du lịch và người hâm mộ đến từ khắp nơi đã tham dự giải để cổ vũ cho người hùng của họ.
Trong số đó là Seiju và Yuya, hai du khách từ Nhật Bản. “Đây là lần đầu tiên tôi đến Australia để chủ yếu là xem các trận thi đấu.” “Mặc dù không có Kei Nishikori, nhưng Nhật Bản chúng tôi có các tay vợt khác như Yoshihito Nishioka và Naomi Osaka.” Hai du khách này cho biết mục đích đến Australia.
Hàng triệu người khác không có điều kiện du lịch cũng đã ủng hộ người hùng của họ qua các chương trình trên tivi và các trang web trực tuyến. Giải Australian Open năm nay được phát sóng đến hơn 200 quốc gia trên toàn câu, 8 trong số 20 nhà phát hành đến Australia lần này là từ Châu Á, 5 từ Trung Quốc và 2 từ Nhật Bản.
Ông Ben Slack tiết lộ: “Chúng tôi đang có nhiều nhà đài mua bản quyền sản xuất hơn bao giờ hết. Tại Australia, chỉ có khoảng 20% là phục vụ khán giả trong nước, 80% còn lại là phục vụ các quốc gia khác và trong số đó khoảng 40% là phục vụ khán giả Châu Á, không bao gồm Australia.”
Giải đấu “liên quan nhất” tại Châu Á
Zhang Bendou, một cây viết thể thao có uy tính đến từ Trung Quốc, cho biết rằng Australian Open là Grand Slam có nhiều người theo dõi nhất tại quốc gia này. “Chúng tôi có rất nhiều fan hâm mộ cứng tại Trung Quốc, những người không chỉ theo dõi các tay vợt Châu Á mà còn Federer, Nadal, Djokovic và Sharapova nữa,” Cây viết Zhang nói. “Australian Open là một sự kiện rất phổ biến với người hâm mộ tai đây vì sự khác biệt vời thời gian là không lớn.”
Hiệp hội Quần vợt nữ (WTA) vừa thông báo sẽ chuyển giải đấu WTA Finals tới Thâm Quyến, Hongkong ngay trong năm 2019. Một thỏa thuận tăng mức tiền thưởng của giải lên đến 14 triệu USD cũng đã được thông qua.
Zhang Bendou nói rằng đây là bằng chứng rõ ràng nhất về sự tăng trưởng và tầm quan trọng của tennis Châu Á đối với làng quần vợt thế giới trong tương lai.
“Trong lịch sử của WTA Finals, giải đấu từng được tổ chức tại Los Angeles và New York, sau đó là Munich và Madrid. Năm 2008 nó chuyển đến Doha, Istanbul, sau đó là Singapore, và giờ là Hong Kong. Bạn có thể thấy được trục của quần vợt thế giới dịch chuyển thế nào, từ Mỹ sang Châu Âu, rồi 10 năm trở lại đây là Châu Á.”