Mặt trái của quyền lực

15:44 Thứ ba 24/09/2013

Mọi thứ, kể cả những tấm huy chương, đều có hai mặt và quyền lực cũng không là ngoại lệ. Nếu được giao cho đúng người, được sử dụng đúng cách thì nó có thể phát huy tác dụng rất lớn, nhưng nếu bị lạm dụng thì nó cũng có thể trở nên vô cùng tai hại. Chẳng thế mà đến những nhân vật vĩ đại nhất cũng cần có người ở bên cạnh để can gián, đưa ra lời khuyên, bởi như cố Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt nói thì “trong một trăm lần, tôi chỉ dám chắc xét đoán đúng được bảy mươi lăm lần là nhiều”. Và chính vì ai cũng có sai lầm, nên hậu quả sẽ rất khó lường nếu như một nhà lãnh đạo nào đó được tự do làm tất cả những gì mình muốn, điều mà sử gia John Dalberg-Acton đ&at

Bài viết cung cấp độc quyền bởi




 

Alex Ferguson là một nhà lãnh đạo giỏi, thậm chí là rất giỏi. Ông thậm chí còn được mời giảng dạy cho các sinh viên của ĐH Harvard, và các bài giảng của ông được in thành sách. Ông chắc chắn cũng không có ý định tư lợi gì từ quyền lực của mình tại Old Trafford, và không hề “tha hóa” như cách dùng từ của Acton. Nhưng, ít nhất là tính đến thời điểm hiện tại, quyền lực quá lớn của Fergie tại M.U đã gây ra tác dụng ngược.

Ferguson là một “manager” truyền thống

Gần 30 năm chèo lái con thuyền M.U cùng với vô số danh hiệu đã giúp vị thế của Ferguson trở nên không thể bị thách thức. Ông là một “manager” truyền thống, người nắm gần như toàn bộ quyền điều hành CLB, từ lên phương án chiến thuật, gia hạn HĐ cho đến mua sắm cầu thủ mới. Do đó, ngay cả khi đang trên đường rời khỏi Old Trafford, Sir Alex vẫn đóng một vai trò cực lớn trong việc lựa chọn HLV mới cho M.U (nên nhớ triết lý nổi tiếng của ông là “không bao giờ, không bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát”). Chỉ có điều, dù Fergie là một huyền thoại sống đi chăng nữa thì ông cũng phải có lúc nhầm lẫn. Nếu đã từng mua hớ những Bebe, Kleberson, Berbatov… thì “Ông già gân” cũng có thể bổ nhiệm nhầm David Moyes lắm chứ? Đó lẽ ra lúc để BLĐ M.U thể hiện tầm ảnh hưởng, chứ không phải là ngồi nhìn và cho phép Ferguson tự chọn ra người kế nhiệm.

Bây giờ M.U không còn là đội bóng tầm thường đang có nguy cơ khủng hoảng như những năm 1980. Họ đã là một thương hiệu toàn cầu với tổng giá trị hơn 3 tỷ USD, và với những doanh nghiệp có quy mô như thế thì thông thường quy trình tuyển chọn CEO phải hết sức chặt chẽ và khoa học. Lẽ ra việc lựa chọn HLV mới cho M.U cũng phải được thực hiện một cách tương tự, chứ không phải thông qua một cuộc gặp ngắn ngủi giữa Ferguson và Moyes vào ngày 2/5 vừa qua. Fergie đã nỗ lực suốt 27 năm để dựng lên một đế chế, nhưng không loại trừ khả năng đế chế ấy sẽ nhanh chóng sụp đổ chỉ sau một quyết định sai lầm của ông…
Trường An | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục