Trong vòng chưa đầy 1 mùa giải, Luka Doncic đã khiến người người mộ ấn tượng cực mạnh với tuyệt kỹ step back - nhảy ném. Sau James Harden, Luka Doncic có lẽ là nghệ sĩ step back khác của giải đấu.
Tuyệt kỹ step back là ngón nghề giúp cậu bé vàng của đất nước Slovenia ghi khoảng 20 điểm mỗi trận. Việc trở thành cây săn bàn hàng đầu ở Dallas Mavericks đã vượt xa những kỳ vọng nơi người hâm mộ với chàng trai tân binh đến từ Châu Âu.
Dẫn đầu trong kỳ NBA Draft 2018, Luka Doncic được xem là cầu thủ có khả năng thực hiện những pha chuyền bóng tốt ở nhiều góc khác nhau, thực hiện những cú ném khi bù-lật cùng đồng đội và lốp bóng cho các trung phong úp rổ. Trong thời gian đầu, một số năng lực kiến tạo của Luka Doncic phần nào bị hạn chế khi chơi bên cạnh Dennis Smith Jr.
Luka Doncic thay vì phải đóng vai trò cầm trịch, thì lại chạy không bóng. Khi Dennis Smith Jr, chuyển sang chạy không bóng, Luka Doncic dần phát huy hết tiềm năng của mình khi trở thành một thủ lĩnh thực sở ở trên sân.
Những pha chuyền bóng của Luka Doncic mang sự đặc trưng riêng biệt mà không phải ai cũng có được. Dallas Mavericks chỉ mất một thời gian ngắn để khai phá hết tiềm năng của Luka Doncic.
Khi Dennis Smith Jr. bỏ lỡ nhiều trận đấu vì bong gân cổ tay từ ngày 5 tháng 12 đến 26 tháng 12 - khoảng 10 trận - Luka Doncic bắt đầu khẳng định vai trò to lớn với tư cách một nhà kiến tạo và cầm trịch lối chơi ở Dallas Mavericks.
Trong khoảng thời gian đó, cầu thủ 19 tuổi đã có trung bình 7,5 kiến tạo cùng 2,9 lần mất bóng trong mỗi trận. Trong 21 trận đầu tiên, Luka Doncic mất bóng trung bình từ 3,7 đến 4,2 lần mỗi trận. Tháng 12 năm ngoái là bước ngoặt cực kỳ quan trọng giúp tài năng trẻ người Slovenia đánh bật Dennis Smith Jr. khỏi cuộc đua cho ngai vương ở Dalals Mavericks. Luka Doncic có trung bình 6,2 kiến tạo cùng 2,9 lần mất bóng trong 33 trận gần nhất (bắt đầu từ ngày 5 tháng 12).
Luka Doncic được cho phép phát động tấn công thường xuyên hơn kể từ khi Dennis Smith Jr. gặp chấn thương. Điều khiến Luka Doncic trở nên đặc biệt ở tuổi 19 đó là khả năng áp đặt và kiểm soát hàng phòng ngự của đối phương như một hậu vệ đẳng cấp All-Star. Đây không phải là những lời khen cường điệu mà đó chính là thực lực của Luka Doncic. Nói một cách nghiêm túc, Luka Doncic thục sự biết cách hoạt động của hàng thủ đối phương và đoán trước mọi chuyển động của họ.
Một năng lực vượt xa so với độ tuổi của Luka Doncic, đặc biệt ở cái cách mà cầu thủ này vượt qua người phòng ngự dựa vào ánh mặt của họ - điểm mạnh của Luka Doncic. Ngay cả những hàng phòng ngự được thiết lập chặt chẽ nhất vẫn có thể bị Luka Doncic hóa giải dễ dàng.
Một trong những cách yêu thích của Luka Doncic là điều khiển người phòng ngự bằng ánh mắt của mình. Hậu vệ 19 tuổi sẽ lừa hàng phòng ngự của đối thủ lùi sâu vào khu vực gần rổ trước khi thực hiền những đường chuyền cho đồng đội đã chờ sẵn ở dưới góc sân:
Trong những pha bóng đó, Luka Doncic không hề để lộ cho đối thủ biết rằng mình sẽ chuyền bóng đi đâu. Luka Doncic khóa chặt người phòng thủ với tâm thế luôn phải tập trung vào mình và tạo điều kiền để đồng đội ghi điểm. Đôi khi Luka Doncic thu kéo dãn hàng phòng ngự của đối phương để đồng đội hoặc chính mình tấn công vào rổ. Các đường chuyền đã được tính toán từ trước và Luka Doncic đưa ra quyết định một cách nhanh nhất có thể.
Việc trở thành một nhà điều phối lối chơi không phải là hiếm đối với cầu thủ trẻ. Có nhiều cầu thủ trẻ khác ở NBA cũng đang có vai trò tương tự. Nhưng cách Luka Doncic thiết kế những pha tấn công khác nhau để phù hợp với từng đồng đội tạo nên sự khác biệt. Việc chuyền như thế nào để giúp một pha bóng kết thúc hoàn hảo trở nên cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Những pha bóng đẹp thường không mang tính hiệu quả cao, nhưng Luka Doncic luôn đảm bảo cả hai yếu tố đó song hành cùng nhau.
Tương tự, Luka Doncic cũng thường xuyên khai thác sự nguy hiểm của các tay ném ở vòng ngoài để chuyền những pha bóng vào gần rổ cho các trung phong:
Tình huống đầu tiên, Luka Doncic thu hút cả 2 cầu thủ phòng ngự của đối phương để chuyền xuống góc sân hoặc ở góc 45 độ. Lưu ý rằng cách Trevor Ariza đã không bó vào trong để ngăn DeAndre Jordan vì Luka Doncic luôn thể hiện việc sẵn sàng chuyền ra góc 45 độ cho Wes Matthews ném 3 điểm. Tình huống tiếp theo, Luka Doncic nhìn chăm chăm vào Jalen Brunson ở góc, thậm chí nhá chuyền, khiến Jamal Murray không dám bó vào trong và DeAndre Jordan chỉ còn một việc đơn giản là ghi điểm.
Nếu chỉ tính các đường chuyền, Luka Doncic có tỷ lệ chuyền thành công 80% với tư cách một hậu vệ dẫn bóng (PG) và đứng thứ 8 giải đấu trong việc tao ra điểm số trong các pha điều phối - chỉ tính riêng 32 cầu thủ có hơn 800 lần kiểm soát bóng.
Luka Doncic sở hữu kỹ năng chơi pick-and-roll (bù-và-lật) đầy tinh tế và luôn tạo cơ hội cho các trung phong ghi điểm. Tối ưu hóa mọi cơ hội và làm cho chúng trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều là những gì mà Luka Doncic đã làm. Cho dù các pha tấn công kết thúc như thế nào thì Luka Doncic luôn bảo đảm cả 4 cầu thủ còn lại luôn là một phần của kế hoạch.
Khi Luka Doncic dự định chuyền ra vòng ngoài cho đồng đội, việc đầu tiên mà cầu thủ này làm là dự đoán phản ứng của đối thủ. Khi người phòng ngự đã lộ rõ ý đồ, Luka Doncic thực hiện kế hoạch:
Điều đó không chỉ minh chứng cho sự phát triển trong liên kết lối chơi mà còn nói lên tầm nhìn bao quát của Luka Doncic. Nếu cảm quan không gian thúc đẩy các pha bóng tốt hơn, thì tầm nhìn bao quát cho phép Luka Doncic kiểm soát những chuyển động của đồng đội ở xung quanh mà không cần phải ngoái đầu hoặc xoay chuyển cơ thể.
Dù không có được thể chất của một point-forwards (hậu vệ dẫn bóng và tiền phong) như LeBron James, Ben Simmons hoặc Giannis Antetokounmpo, nhưng tư duy bóng rổ cực cao giúp Luka Doncic xứng đáng được đứng chung hàng ngũ với những ngôi sao lớn của giải đấu. Luka Doncic đã tận dụng triệt để điểm mạnh về tư duy để khỏa lấp những thua thiệt về thể chất.