Kolarov từng bán độ để cứu anh

16:05 Chủ nhật 30/06/2013

Với vẻ ngoài lạnh lùng trịnh thượng của một quý ông, trên sân bóng Aleksandar Kolarov là cầu thủ mạnh mẽ đầy quyết liệt. Nhưng đẳng sau con người ấy lại những góc tối, những câu chuyện mà không phải khi nào cầu thủ 27 tuổi cũng có thể kể ra. Mới đây Telegraph đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với hậu vệ số 13 của Man City. Chúng tôi xin lược dịch một phần nội dung câu chuyện mà Kolarov tâm sự.

Bài viết cung cấp độc quyền bởi

 

 


Lớn lên trong thời chiến

Kolarov sinh vào mùa Đông năm 1985 dưới thời nhà nước Nam Tư Xã hội Chủ nghĩa. Anh là con thứ hai trong một gia đình viên chức ở Belgrade (thủ đô của Serbia ngày nay). “Tôi quá nhỏ để có thể đánh giá về cuộc sống dưới thời Xã hội Chủ nghĩa, nhưng tôi cảm nhận mình có một gia đình yên bình và hạnh phúc. Nó khác hẳn với những thứ kinh khủng tôi đã từng trải qua khi lớn hơn”, Kolarov chia sẻ.

Kolarov và chúng bạn cùng trang lứa đã gặp thiệt thòi lớn khi chiến tranh Nam Tư ập tới vào tháng 3/1991, thời điểm cậu bắt đầu cắp sách tới trường. Chiến tranh khiến tất cả các trường học ở Belgrade lúc đó đều phải đóng cửa và con đường học tập của Kolarov vừa bắt đầu đã phại tạm dừng.


Không muốn con trai bị thất học, bố Kolarov đã tình nguyện ở nhà để trở thành thày giáo bất đắc dĩ cho hai cậu con trai. “Lúc đầu tôi chưa hiểu gì về chiến tranh, nó đơn giản chỉ là được nghỉ ở nhà và học trong căn hầm mà bố tôi đào sẵn. Trong 6 năm liền tôi không được đến trường và chỉ biết một người thày duy nhất là bố, ông đã dạy tôi và anh trai mọi thứ trên đời”.

Nhà Kolarov nằm cách một sân bay quân sự Belgrade khoảng 2km, điều này khiến hầu như đêm nào anh và gia đình cùng phải co mình nín thở trước những đợt oanh kích của NATO. “Năm tôi 12 tuổi, chiến tranh bắt đầu trở nên ác liệt, hầu như đêm nào cũng có các vụ ném bom. Có lần một quả bom rơi ngay cạnh nhà và thổi bay cả cửa chính lẫn cửa sổ, nó tạo ra một cái hố khổng lồ, nhưng rất may không ai bị nó cướp đi mạng sống”.

Các đợt ném bom thường diễn ra ban đêm, nên buổi sáng là thời gian Kolarov và đám bạn ở khu phố Prvomajska chui khỏi hầm để trở thành những đứa trẻ bình thường. Trò chơi mà những đứa trẻ bình thường ấy sùng bái nhất không gì khác ngoài bóng đá. “Bóng đá đơn giản chỉ là một trò chơi, nhưng nó làm chúng tôi quên đi nhứng sợ hãi khi bóng đêm về. Có lẽ khi ấy mặt trời và trái bóng là những thứ quý giá nhất của những đứa trẻ như tôi”.

Bán độ để cứu anh trai

Sau khi chiến tranh kết thúc, chính quyền Nam Tư không còn, bố mẹ rơi vào cảnh thất nghiệp, Kolarov và anh trai như những cây cỏ dại lớn lên với tương lai mịt mù. Chính trong quãng thời gian khó khăn đó bóng đá đã mở ra một cách cửa mới cho cuộc đời Kolarov. Tháng 7/1999 anh được bố dẫn đến trung tâm đào tạo trẻ của CLB Red Star Belgrade (Sao đỏ Belgrade). “Ông gửi tôi vào lò đào tạo trẻ của “Sao đỏ” với mục đích giúp con trai có những bữa ăn đầy đủ, chứ chẳng bao giờ ông nghĩ tôi sẽ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp”.

Tại đây bản năng chơi bóng của Kolarov được bộc lộ mạnh mẽ, anh nhanh chóng lấy được cảm tình của các HLV ở Red Star Belgrade. Chỉ sau 2 tuần gia nhập CLB, Kolarov đã được xếp vào đội hình U15. Tuy nhiên, phong độ thăng hoa của anh lại đối lập với sự sa sút của gia đình. Đáng buồn hơn lúc này anh trai của Kolarov lại bị suy thận khiến kinh tế gia đình suy kiệt. “Tôi đã mang toàn bộ số tiền ít ỏi có được về nhà. Mẹ đã khóc khi cầm nắm tiền và nhìn anh trai khò khè trong cơn nguy kịch”.


Sự tuyệt vọng và viễn cảnh mất đi người anh trai khiến cầu thủ chưa tròn 15 tuổi đi đến một quyết định mạo hiểm và ảnh hưởng rất nhiều tới sự nghiệp của anh. “Sau gần 1 năm chơi ở đội U15, tôi được tham gia giải đấu đầu tiên đó là U16 VĐQG của Serbia (khi đó Nam Tư vừa tan rã). HLV Zvonko Radic xếp tôi đá ở vị trí trung vệ. Sau vòng bảng, mọi người gọi tôi là hiện tượng, là xe bọc thép, là lá chắn... Nhưng tôi chẳng quan tâm tới thứ đó, tôi chỉ muốn “Sao đỏ” nhanh chóng vô địch và mình sẽ có ít tiền mang về cho mẹ”.

Tuy nhiên, Kolarov đã không bao giờ giành được vô địch U16 Serbia cùng Red Star Belgrade khi chính anh là người khiến CLB phải nhận thất bại trong trận chung kết trước kình địch FK Partizan. “Trước trận gặp FK Partizan tôi có đến bệnh viện thăm anh trai. Tình trạng khi đó đã rất nguy kịch, nếu không có tiền anh ấy chỉ sống thêm khoảng một tháng nữa. Trong lúc gia đình hoàn toàn buông xuôi, một người phụ nữ nói giọng Đông Herzegovina đã đến gặp tôi. Bà ấy nói, “nếu cậu giúp Partizan thắng ở trận đấu tới tôi sẽ cứu anh trai cậu”. Ánh mắt tôi sáng bừng và nhận lời ngay khi người phụ nữ đưa ra 3.000 USD và hẹn xong việc sẽ trả thêm 2.000 USD. Tôi đem chuyện này để kể với bố nhưng ông không nói gì chỉ cầm tiền quay đi và lau nước mắt”.

Rời bệnh viện Kolarov đã có một đêm không ngủ trước trận chung kết đầu tiên trong đời. Anh lo lắng vì không biết anh trai mình có qua khỏi và liệu mình có hoàn thành hợp đồng với người phụ nữ giọng Đông Herzegovina.

“Trong hiệp 1 “Sao đỏ” giành thế tấn công áp đảo và có bàn thắng dẫn trước. Tôi thật sự lo lắng vì điều này, làm sao để thua đây? Câu hỏi đó thúc đẩy tôi bỏ vị trí và dâng cao. Thật may đồng đội của tôi khi đó là Marko Perovic đã chơi bóng bằng tay trong vòng cấm và giúp FK Partizan có bàn thắng gỡ hòa. Tôi tiếp tục thi đấu vật vờ khi “Sao đỏ” hết quyền thay người, nhưng đối thủ vẫn không thể ghi bàn. Sau rất nhiều suy tính và chờ đợi cơ hội, tôi đã quyết định đánh đầu phản lưới nhà trong một tình huống chống phạt góc ở cuối trận. CĐV nhà câm lặng ngỡ ngàng, HLV Radic ngỡ ngàng, các đồng đội ngỡ ngàng. Tôi cúi đầu, nhưng chẳng có gì hoảng hốt. Thậm chí tôi còn mừng thầm trong bụng vì bóng đá đã giúp tôi làm được một điều có ích”.
Đông Lộ | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục