Huấn luyện viên đấu đá, gánh hậu quả là học trò

11:07 Thứ bảy 28/11/2015

(TinTheThao.com.vn) - Trong hai ngày gần đây, diễn dàn dư luận đang quan tâm là kết quả trận bán kết giữa hai đội chủ nhà Việt Nam tại giải U21 Quốc tế 2015. Điều đáng nói ở đây, không phải là ai thắng ai thua, mà chính cách hành xử của những người thuyền trưởng trên truyền thông đã vô tình đặt cầu thủ cả hai đội vào tình huống khó xử.

Như chúng ta được biết, giải U21 Quốc tế 2015 chỉ là giải đấu mang tính chất giao hữu. Đây cũng là giải đấu để ban huấn luyện quốc gia tìm ra nguồn nhân tố cho đội tuyển, chuẩn bị cho vòng chung kết U23 châu Á 2016. Trong danh sách hai đội của Việt Nam tham dự giải lần này, mỗi bên đã có 6 đến 7 cầu thủ góp mặt vào danh sách sơ bộ đội tuyển quốc gia. Niềm vui ấy các cầu thủ chưa được tận hưởng, lại đi hứng chịu hậu quả những lời công kích của những người thầy dẫn dắt mình hiện nay.

Màn đấu đá của HLV Phạm Minh Đức (bên trái) và HLV Trương Quốc Tuấn khiến cầu thủ cả hai đội rơi vào tình huống khó xử. Ảnh: Đình Viên.

Xét trên lập trường chung, chuyện đấu đá của hai người thầy không liên quan gì đến các cầu thủ. Nhưng trên quan điểm cá nhân, người Việt Nam có truyền thống “tôn sư, trọng đạo”, thầy mình không đẹp lòng với thầy khác, người học trò cũng khó biết phân xử như thế nào cho đúng lễ. Ra đường gặp mặt, chẳng lẽ quay đầu chào nhau.

Theo thầy này hôm nay, nhưng chưa chắc theo hết ngày mai. Trong thể thao, đặt biệt là bóng đá, việc thay đổi huấn luyện viên là điều không tránh khỏi và không mấy ai biết trước. Cách ứng xử của người huấn luyện trên báo chí vô tình ảnh hưởng đến tâm lý của các cầu thủ trong cách nói chuyện “được lòng người này, mất lòng người khác”.

Các cầu thủ trẻ của hai đội trong giải U21 Quốc tế nằm ở hai chí tuyến. Họ đã đối đầu nhau trên sân bóng, sẵn sàng đá rắn để cùng đồng đội mình tìm tấm vé đi tiếp. Nhưng phía ngoài sân bóng, họ lại là những con người cùng mang dòng máu Việt. Họ có những mục tiêu cao cả hơn đó là cùng nhau mang tấm áo đội tuyển Việt Nam, cùng nhau sát cánh trên đấu trường quốc tế.

Chuyện đấu đá của thầy ở cấp câu lạc bộ sẽ ảnh hưởng một phần nhỏ nào đến cách nhìn nhau của các cầu thủ khi cùng nhau khoác áo tuyển. Chưa nói đến chuyện, nhân cách của người thầy sẽ là cách để người khác nhìn nhận, đánh giá nhân cách của người học trò.

Chuyện của cá nhân, thì xin các người thầy hãy giải quyết trên cá nhân. Đừng mượn ngọn gió phía Nam và đá xoáy câu chuyện phía Tây. Hãy để các học trò mình được nghĩ ngơi giữa những trận đấu căng thẳng. Các cầu thủ đã sống, đã cống hiến hết mình vì CLB, vì đội tuyển và người hâm mộ. Vì vậy, phía ngoài sân bóng hãy để họ có một cuộc sống bình thường. Những chuyện bên lề sân cỏ về họ không phải ít, họ phải chịu áp lực từ chính khán giả, giờ đây lại chính người thầy của mình. Là người huấn luyện, phải nắm bắt và hiểu rõ những điều đó.

(Bạn đọc: Oánh seven)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

10:40 28/11/2015
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục