Đêm qua, phút thứ 10 trận Barcelona - Olympiakos diễn ra tại Nou Camp, các camera đã bắt được cảnh tiền đạo Messi rút một vật gì đó từ trong vớ của mình và nhanh chóng cho vào miệng nhai.
Điều này tiếp tục khiến người hâm mộ có quyền hồ nghi về sự trong sạch. Dù theo báo chí Tây Ban Nha, thứ mà Messi dùng chỉ là một loại thực phẩm tăng cường sức lực nhanh được các VĐV dùng trong trường hợp cảm thấy xuống sức trong lúc thi đấu.
Ở phần này, chúng ta sẽ giải đáp cho câu hỏi: Ngay cả UEFA cũng không vô can trong chuyện này, và trách nhiệm của cơ quan này là như thế nào?
Phần 1: tại đây.
Tại anh, tại ả... hay tại cả đôi bên?
Vấn nạn sử dụng doping và chất cấm từ lâu đã gây nhức nhối trong bóng đá. Nhưng có lẽ trong mớ lùng nhùng đang diễn ra, chẳng ai trong sạch 100%. Ngay cả đó là những người có tiếng là đàng hoàng như... Wenger.
Bởi chính HLV đạo mạo người Pháp, từng bị học trò cũ Paul Merson “đâm lén” trên tạp chí So Foot vào năm 2011. Merson tiết lộ với báo chí rằng, đã “được Arsenal tiêm một chất gì đó vào người” trước trận đấu.
Dĩ nhiên Arsenal sau đó một mực khẳng định rằng nó chỉ là một loại vitamin thông thường, còn Wenger thì khẳng định, ông sẽ sẵn sàng từ chức nếu người ta phát hiện ông dùng doping cho cầu thủ.
Nhưng vào đầu tháng 4 năm 2016, tờ Sunday Times tiết lộ một thông tin gây rúng động làng bóng nước Anh. Họ cho biết có tới 150 cầu thủ tại Anh, bao gồm cả những người đang chơi bóng tại Premier League sử dụng chất cấm.
Mọi chuyện bung bét, bởi thông tin từ một bác sĩ có tên là Mark Bonar, người được cho là từng kê hàng loạt đơn thuốc gồm toàn những “thuốc cấm” như EPO, steroid và thuốc kích thích tăng trưởng hóc-môn cho cầu thủ.
Trong danh sách các khách hàng của Mark Bonar có ai? Báo chí Anh tin rằng đó là những cầu thủ của Chelsea, Leicester City, Birmingham City và cả Arsenal.
Nhưng ngay cả UEFA cũng không vô can?
Tờ The Guardian từng đưa ra nghi vấn về việc liệu UEFA có làm ngơ cho những hành vi của các CLB (dựa trên các cáo buộc của Wenger).
Một thời gian không lâu sau đó, UEFA thay đổi quy trình xét nghiệm doping, khi bao gồm thêm cả các biện pháp thử máu và nhiều phương pháp chi tiết hơn. Và thế là tỷ lệ các cầu thủ bị dương tính đột ngột tăng lên, và phần lớn thuộc về các CLB vô danh tham dự đấu trường Châu Âu. Phải chăng trước đó, UEFA đã làm ngơ cho các CLB nhỏ để tăng thêm kịch tính cho mỗi trận đấu?
Bóng đá là một thể thao luôn yêu cầu các VĐV phải có sức khỏe toàn diện. Không yêu cầu khối lượng cơ bắp kinh hoàng như Rugby, nhưng có tính đối kháng rất cao. Không yêu cầu các cầu thủ phải chạy vài chục km như các VĐV điền kinh, nhưng đòi hỏi sự dẻo dai và sức bền trong suốt 90 phút.
Nói nôm na là luôn rất khắt khe về mặt sức khỏe. Và điều đó khiến các cầu thủ phải làm tất cả để đạt trạng thái tốt nhất. Bao gồm cả việc sử dụng các loại thuốc.
Trước Sakho, đã có cả những ngôi sao nổi tiếng như Japp Stam, Edgar Davis, Frank de Boer (HLV hiện tại của Ajax), hay Rio Ferdinand,... dính vào những chất cấm. Còn số lượng những cầu thủ vô danh thì không đếm xuể.
Rất khó để có thể kết luận rõ ràng rằng các cầu thủ hay HLV liệu có cố tình sử dụng chất cấm hay không. Hay thậm chí là nghi vấn về việc UEFA làm ngơ cho các CLB để tăng thêm kịch tính cho mỗi trận đấu. Và vấn nạn sử dụng chất cấm sẽ luôn là vấn nạn nhức nhối trong bóng đá.
Danh sách 11 cầu thủ từng sử dụng chất cấm: