Góc khuất người nổi tiếng - Kỳ 2: Kolarov và cái giá phải trả cho vụ bán độ đầu đời

12:21 Thứ hai 15/07/2013

Như đã biết Aleksandar Kolarov có một tuổi thơ nhọc nhằn khi anh lớn lên trong thời chiến. Bóng đá đến với Kolarov bởi anh chẳng có con đường nào sáng sủa hơn. Ở tuổi 15, Kolarov đã phải bán độ để cứu anh trai khỏi cơn bạo bệnh. Nhưng cuộc đời luôn công bằng một cách tàn nhẫn và cầu thủ sinh năm 1985 đã phải trả giá cho hành động của mình.

Bài viết cung cấp độc quyền bởi

 

 

 

Cảnh sát bắt đầu điều tra

Sau khi thất bại ở trận chung kết U16 Serbia, Kolarov không về tập trung cùng Red Star Belgrade (Sao đỏ Belgrade). Anh lập tức đến bệnh viện để thăm anh trai và chờ đợi sự xuất hiện của người phụ nữ nói giọng Đông Herzegovina (người gạ Kolarov bán độ). Tuy nhiên, bà ta không đến mà chỉ nhờ người chuyển cho bố Kolarov số tiền 2.000 USD như thỏa thuận ban đầu. “Cuộc phẫu thuật của anh tôi đã thành công tốt đẹp, điều này khiến gương mặt của mẹ rạng ngời, nhưng bố lại nhìn tôi với ánh mắt đây lo ngại. Ông khuyên tôi nên dừng lại và tập trung cho con đường cầu thủ chuyên nghiệp. Tôi chỉ biết im lặng và gật đầu”, Kolarov chia sẻ.

Aleksandar Kolarov trong màu áo đội tuyển quốc gia Serbia

Mặc dù vậy, khi chưa kịp quay đầu Kolarov đã bị pháp luật sờ gày. Hai ngày sau trận chung kết, cảnh sát đã triệu tập ông Zvonko Radic - HLV trưởng của U16 Red Star Belgrade cùng một vài thành viên trong BHL. Cơ quan chức năng nghi ngờ đội bóng đã móc ngoặc với một đường dây cá độ nào đó để dàn xếp kết quả trận đấu. Tuy nhiên, lời khai của những người được triệu tập đều chỉ ra rằng, Kolarov là người duy nhất có trách nhiệm trong vụ này. “Tôi thất sự hoảng sợ khi đối diện với cảnh sát, dù có người giám hộ là bố đi cùng. Lúc đầu tôi phủ nhận tất cả, nhưng những câu hỏi của họ đã buộc tôi phải nói ra tất cả. Cảnh sát cho biết, tôi sẽ phải vào trung tâm hỗ trợ trẻ thành niên ở nhà thờ thánh Saint Sava do Giáo hội Chính thống giáo Serbia bảo trợ (tương tự như những trường giáo dưỡng)”.

Ba tuần tại “Jasenovac”

Rất may hậu vệ của Man City đã không phải kết thúc sự nghiệp và trở thành những “thày tu”, bởi chính quyền thời hậu chiến của Serbia đầy dẫy những kẽ hở. Và chỉ cần có tiền trong tay người ta có thể làm tất cả.

Dù không phải đến nhà thờ thánh Saint Sava để cải tạo, nhưng Kolarov đã phải trải qua những ngày tháng kinh hoàng ở phòng tạm giam nằm gần đường Francuska (Belgrade). “Việc giam giữ một đứa trẻ tuổi vị thành niên hồi đó là chuyện rất bình thường. Khi chiến tranh kết thúc nhiều trẻ con đã phải vào trại giam thay vì đến trường học. Tôi đã chứng kiến bao điều thứ xấu xa của xã hội tại “Jasenovac” (tên một trại tập trung mà Đức Quốc xã dựng nên ở Nam Tư trong chiến tranh thế giới thứ 2. Sau này người Serbia thường dùng từ này để chỉ những nhà tù hay trại giam). “Jasenovac” ở Francuska giam giữ đủ loại tội phạm, các buồng giam như những chiếc lồng sắt được đặt cạnh nhau. Tôi đã thấy ba cảnh sát quan hệ với một cô gái “bán hoa” ngay ở phòng bên cạnh. Sau đó cô ta được thả mà chẳng cần kiểm tra hay xét hỏi gì hết. Về sau tôi mới biết, đây là luật mà các cô gái “bán hoa” buộc phải làm nếu không có tiền nộp phạt. Còn về phần mình, vì ánh mắt tò mò này mà tôi phải lĩnh nguyên cú đạp vào mặt của một gã cảnh sát”.


Trong 3 tuần tạm giam cầu thủ trẻ của Red Star Belgrade ít khi bị đánh đập, nhưng luôn trong tình trạng bị bỏ đói hoặc bị cướp mất đồ ăn. “Tuần thứ 2 sau khi bị tạm giam là thời gian vô cùng khó khăn. Hầu như ngày nào tôi chỉ được ăn một bát súp, còn bánh mỳ thì hiếm khi nào đến tay. Đó là thời gian vào khoảng cuối tháng 11, trời bắt đầu lạnh khủng khiếp. Nó còn khủng khiếp hơn việc núp trong hầm để tránh những đợt bom của NATO hồi chiến tranh. Đã có lúc tôi nghĩ mình sẽ phải bỏ mạng ở “Jasenovac”.

Tuy nhiên, trong lúc tuyệt vọng nhất thì điều thần kỳ đã đến với Kolarov. “Tôi đã khóc nức nở khi nhìn thấy bố và khóc càng to hơn khi biết tin sẽ được về nhà. Bố nói đã dùng số tiền 2.000 USD để giúp tôi ra ngoài, nhưng những năm sau này ông mới tiết lộ, người phụ nữ nói giọng Đông Herzegovina mới là đạo diễn của vụ chạy án”.

Lạc lõng ở “Sao đỏ Belgrade”

Sau gần 3 tuần ở “Jasenovac”, Kolarov được thả với kết luận “không tham gia vào việc bán độ” từ phía cảnh sát. Tường chừng cậu trai trẻ sẽ đường hoàng quay trở lại Red Star Belgrade, nhưng ngay khi vừa đến cổng khu trung tâm huấn luyện anh đã gặp phải sự phản đối mãnh liệt từ các đồng đội cũng như thành viên BLD U16 Red Star Belgrade. “Họ chửi rủa và xua đuổi tôi một cách thậm tệ, thậm chí tôi còn bị một vài cái bạt tai. Tuy nhiên, lúc đó tôi lại thấy mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tôi quay lưng bỏ đi và tự nhủ rằng mình sẽ nguyền rủa “Sao đỏ” cả đời. Thế nhưng, HLV Zvonko Radic đã gọi tôi trở lại và yêu cầu một cuộc nói chuyện thẳng thắn. Sự chân tình của ông khiến tôi phải thú nhận tất cả. Và điều tôi ít mong chờ nhất đã xảy ra, Radic quyết định sẽ cho tôi cơ hội trở lại CLB”.


Quyết định của HLV Zvonko Radic khi đó đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ các cầu thủ cũng như BLĐ đội bóng. Điều đó khiến ông Radic phải đưa ra một án kỷ luật dành cho riêng Kolarov. “Tôi phải ở một mình trong căn phòng tồi tàn nhất, phải làm nhân viên tạp vụ trong phòng thay đồ suốt một tháng trời và chịu biết bao tủi nhục khi đám đồng đội luôn dè bỉu và xa lánh. Nhưng cuối cùng tôi cũng được tập luyện trở lại và chơi bóng bình thường”.

Những năm sau này (khi HLV Radic nghỉ hưu), dù thi đấu nổi bất và đoạn tuyệt với việc bán độ, nhưng sự hoài nghi về Kolarov luôn ngự trị trong đầu các đời HLV ở Red Star Belgrade. “Năm 2004, khi 18 tuổi tôi đã là cầu thủ chủ chốt trong đội hình trẻ của “Sao đỏ”, nhưng các HLV và ngay cả Chủ tịch Dragan Dzajic vẫn không thay đổi thái độ. Mùa hè năm đó 3 đồng đội chơi tệ hơn tôi được lên đội hình 1, tôi bị rớt lại vì cái quá khứ bán độ. Sự tức giận đã khiến tôi quyết định ra đi. Rất may ngã rẽ này đã đưa tôi đến với những CLB tuyệt vời và có được thành công như ngày hôm nay. Và điều quan trọng là không nơi nào đối xử với tôi như một kẻ bán độ”.
Đông Lộ | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục