Fan hâm mộ viết tâm thư sau thất bại của U19 và bày tỏ quan điểm về cách đào tạo bóng đá trẻ ở Việt Nam

19:03 Chủ nhật 06/09/2015

(TinTheThao.com.vn) - Một fan hâm mộ bóng đá đã viết tâm thư lên tiếng về U19 Việt Nam và cách đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam trước nhiều ý kiến cho rằng U19 Việt Nam thất bại trước người Thái là do các đội tuyển áo đỏ có thời gian chuẩn bị quá ngắn.

Chúng tôi xin được trích nguyên văn:

Nói rằng thời gian tập trung đội tuyển ngắn, các em không ăn tập nhiều năm với nhau nên không kết dính, hoặc không có đối thủ mạnh để cọ xát là bao biện cho sự kém cỏi của các lò đào tạo nội.

U19 Việt Nam thua đậm 0-6 trước U19 Thái Lan. Ảnh: Internet.

1. U19 với nòng cốt HAGL-Arsenal-JMG năm 2013 đá giải vô địch Đông Nam Á lần đầu tiên. Trước đó, họ chỉ tham gia đá tập huấn nội bộ với các học viện JMG trên toàn cầu nhằm kiểm tra quá trình huấn luyện là chính, và 1 giải ở Nhật. Còn U19 năm nay với nòng cốt 8 cầu thủ PVF, trong quá trình đào tạo họ cũng đá giao hữu thường xuyên giống HAGL-Arsenal-JMG, vừa rồi là qua Italia đá tập huấn, rồi lại qua Nhật đá tiếp.

2. Thời gian tập luyện cùng nhau của các cầu thủ trẻ HAGL-JMG và PVF là như nhau, khi đều được đào tập từ nhỏ. Cần lưu ý rằng, sau khi đá hay ở giải vô địch Đông Nam Á 2013, thì U19 với nòng cốt là HAGL-Arsenal-JMG tiếp tục đá hay ở vòng loại châu Á năm đó. Trước tiềm năng như vậy, U19 năm đó mới được đầu tư cọ xát nhiều hơn với các đội ở châu Âu và Nhật Bản.

Nên nhớ rằng, U19 năm 2013 cũng giống U19 năm 2015 ở chỗ trước khi tham gia U19 Đông Nam Á họ đều không đá cọ xát nhiều, mà chỉ đá tập huấn trong quá trình huấn luyện. Các trận đá giao hữu cọ xát chất lượng của U19 2013 đến sau khi họ chứng tỏ được tiềm năng, diễn ra sau giải U19 Đông Nam Á 2013 và vòng loại châu Á năm đó. Chúng ta thấy, thời gian ăn tập cùng nhau và các trận đấu cọ xát trước giải là như nhau, nhưng kết quả thì lại chênh lệch.

Nếu các ông chuyên gia cứ cho rằng lý do là ăn tập cùng nhau ngắn + ít đc cọ xát thì tôi nói thẳng rằng, tôi cho các ông tập trung đội 10 năm + VFF cho tiền các ông đá cọ xát thoải mái thì kết quả cũng chẳng khá là mấy.

Bằng chứng là lứa này đào tạo chẳng khác gì các lứa đàn anh là mấy. Lứa đàn anh đã gần 30 tuổi + đá biết bao giải và các đối thủ mạnh yếu, thế nhưng tuyển QG của chúng ta đá như thế nào trước Thái Lan? Trong khi bọn nhóc HAGL càng đá càng tiến bộ, càng cho thấy tiềm năng. Theo tôi, nguyên nhân đến từ:

1. Chúng ta hãy nhìn vào kết quả để đánh giá các lò đào tạo nội. Không phải là kết quả trận đấu thua Thai Lan 0-6, mà là kết quả trình diễn của các cầu thủ trẻ. Một sợi xích chạy tốt thì hầu hết các mắt xích phải tốt, cả đội bóng muốn đá mượt thì các cầu thủ phải đáp ứng được chuyên môn xử lý bóng thuần thục. Tự mình phải chơi được bóng trước khi hỗ trợ đồng đội và nhận sự giúp đỡ từ đồng đội. Hãy xem trình độ từng cầu thủ cái đã, khả năng khống chế bóng, tự xoay xở rất kém. Mỗi cá nhân không tốt thì tập thể chẳng bao giờ tốt được, cho nên tôi nói là “dù có tập luyện cùng nhau 10 năm + cọ xát nhiều thì cũng chẳng khá được”, bằng chứng là chuyền sai, phối hợp loạn lên.

2. Để đào tạo ra trò giỏi thì cần nhiều yếu tố, trong đó giáo án phải hay, thầy phải giỏi. Trong khi đó, các thầy ở PVF vẫn mắc một lỗi lớn đó là dạy dỗ bằng tri thức kinh nghiệm, thay vì bằng tri thức lý luận (điều này thấy rõ qua nhiều nhận định của các HLV, chuyên gia VN. Ngay trong phát biểu của Trần Minh Chiến về lý do thất bại của U19 cũng toát lên ý này).

3. Để cầu thủ đá được nhuần nhuyễn, đá được theo ý đồ của HLV, đá được thế này đá được thế kia thì phải đào tạo họ như thế nào để họ làm được điều đó? Chẳng hạn, muốn họ chuyền được quả bóng chính xác từ giữa sân ra 2 cánh với khoảng cách nửa sân thì làm sao?

Cách 1: lập tức cho họ thực hiện bài tập đó thật nhiều lần – đây là cách làm theo kiểu kinh nghiệm.

Cách 2: đào tạo họ những kỹ năng cơ bản, sao cho họ xử lý bóng thuần thục trước đã. Sau đó mới dạy họ bài tập trên dựa trên những kỹ năng cơ bản đã truyền thụ. Hãy dạy họ theo cách 2, chứ đừng làm theo Cách 1.

Lò JMG làm theo cách 2, đa phần lò nội lại làm theo cách 1. Lò JMG đào tạo cầu thủ từ 11-12 tuổi cho đến 17-18 tuổi mới ra trường, họ chỉ đào tạo kỹ thuật cá nhân từng cầu thủ là chủ yếu, lồng vào triết lý riêng của Arsenal là tấn công. Họ mất đến 6-7 năm chỉ để rèn kỹ chiến thuật cá nhân cho cầu thủ, nhằm tạo nền vững chắc cho quá trình phát triển nhanh những kỹ năng khác sau này. Từ năm 18 tuổi-21/22 tuổi họ sẽ tập thể lực và các bài tập khác.

Còn các lò nội thì trong 6-7 năm đã nhồi sọ đủ thứ, kể cả món thể lực, dẫn đến đá như vậy và sau này sẽ “chậm lớn”. Tất nhiên mỗi lò có triết lý chơi bóng khác nhau, nhưg cái cơ bản của mỗi cầu thủ phải dc đảm bảo cái đã. AS Roma và Arsenal có triết lý chơi bóng khác nhau, nhưng hãy xem xem mỗi cầu thủ AS Roma có kỹ thuật cá nhân dở ko? PVF và HAGL JMG triết lý đào tạo khác nhau nhưng sau khi đào tạo, đầu ra ở mỗi cầu thủ phải được đảm bảo về cơ bản, nhưng cầu thủ PVF thì chưa dạt.

4. Tư duy chơi bóng của các cầu thủ cũ nát. PVF nói là giáo án đào tạo của họ được tổng hợp nhiều nguồn, kể cả nước ngoài. Nhưng tôi cho rằng không phải vậy. Điều đó thể hiện qua tư duy chơi bóng của cầu thủ trên sân. Cầu thủ ko chạy chỗ, không biết làm sao để đặt đồng đội mình vào chỗ thuật lợi nhất, cầu thủ dẫn bóng đến sát vòng cấm của Thái thì đứng hết lại ko biết làm gì… cầu thủ Thái Lan chơi bóng với tư duy tốt hơn.

Các cầu thủ HAGL thi đấu tốt ở các giải trẻ khu vực. Ảnh: Internet.

Hai tư duy khác nhau đụng độ. Tư duy kém + lỗi thời sẽ ko theo kịp tư duy hiện đại + tốt hơn, bằng chứng là các cầu thủ mình không nắm bắt được, không theo được tư duy chơi bóng của họ.Trong mỗi tình huống, cầu thủ mình ko biết họ sẽ đá thế nào nên dễ bị qua người; còn họ thì hầu như biết dc mình sẽ đá như thế nào. Tư duy chơi bóng của họ hơn hẳn. Tư duy chơi bóng kém cỏi này xuất phải từ giáo án + người thầy đào tạo. Lò PVF chủ yếu là các thế hệ xưa cũ, nên phải xem lại giáo án và phải hợp tác với nước ngoài nữa thì mới có ngày vượt Thái.

5. Muốn thắng Thái thì hãy tìm người đã thắng Thái đều đều mà học hỏi. Trong khi VN ta từ trước đến nay toàn thua Thái (trừ lứa U19 2013), lại tự đóng cửa tìm cách đánh bại họ một mình.

Phải mở cửa ra, tìm “đại ca” nào đó bấu víu để học hỏi như bầu Đức ấy, thì mới ăn họ được. Tôi rất mong có sự hợp tác PVF-Lazio, Viettel-Dortmund càng nhanh càng tốt.

6. Thái Lan đưa 20 người điều hành Thai-League của họ sang Anh học cách điều hành giải NHA trong 1 năm trời, rồi quay về phục vụ đất nước. Bây giờ Thai-League tầm cỡ châu lục rồi. Còn VN mình qua Nhật học hỏi, nhưng rốt cục chẳng thấy làm gì, có phải họ đi để học và làm? PVF thì nói là sẽ hợp tác với Lazio, Viettel thì với Dortmund,… Nhưng đã cả năm trời tôi chưa thấy gì hết. Còn bầu Đức + Notifood nói phát làm luôn.

Kể cả cơ sở vật chất chưa hoàn thiện đi chăng nữa, Nootifood cũng xắn tay vào làm. Những người nói mà không làm thì không thấy gì. Người nói + làm thì bị cho là “nổ” + chê bai này nọ. Theo tôi, dù bầu Đức có phát biểu này nọ đi chăng nữa thì ông ta vẫn không phải là nổ; có làm thì mới có cái mà nổ. Nói mà không làm thì xứng đáng gọi là nổ. Các lò nội hãy xem lại giáo án dào tạo trẻ của mình + trình độ người tham gia đào tạo trẻ cũng cùi lắm (giới bóng đá ai chẳng biết rằng: các HLV thất nghiệp, không còn gì để làm thì mới đi đào tạo trẻ).

Hãy mau chóng hợp tác với các đội bóng nước ngoài mạnh, thì mới ngóc đầu lên được. Tôi rất yêu thích các anh thế hệ vàng và nhất là PVF + Viettel lại tập hợp được tất cả các anh lại với nhau để chung tay giúp BĐVN, nhưng tôi xin nói thẳng vậy đấy, mong các anh đừng buồn. Tôi mong các anh và các chuyên gia nỗ lực hơn nữa, chung tay để cứu BĐVN. Nhất là VFF!

(Bạn đọc: Nguyễn Hưng)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục