FA lo ngại Trung Quốc thao túng Premier League

18:00 Thứ hai 12/09/2016

Giới chủ Trung Quốc đang làm loạn khắp nước Anh. Khát khao trở thành cường quốc bóng đá đang được họ mua bằng rất nhiều tiền. Song, chiến dịch đó không hề đơn giản để thành công.

Các nhà chức trách của bóng đá Anh quyết định điều tra tường tận làn sóng đầu tư ồ ạt của các chủ đầu tư Trung Quốc nhắm vào các đội bóng Premier League, theo đó, xác định “con cá lớn” nào đang âm thầm xúc tiến mọi việc sau cánh gà. Động thái này khiến Trung Quốc “méo mặt”.

Luật của bóng đá Anh nghiêm cấm nhiều CLB có cùng một chủ sở hữu, để giảm thiểu tình trạng tranh chấp mâu thuẫn quyền lợi và vấn nạn dàn xếp tỷ số. Lúc này, đang có hoài nghi chính phủ Trung Quốc bí mật hậu thuẫn tài chính cho các chủ đầu tư trong nước, từ đó, vươn cánh tay quyền lực điều hành nhiều đội bóng bằng những phi vụ thiếu minh bạch.

ZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZTr

 Nhiều CLB tại Anh có chủ đầu tư đến từ Trung Quốc.

Về lâu dài, các nhà chức trách thấy trước những điều bất lợi. Sẽ có ngày, Trung Quốc thao túng bóng đá Anh. Thống kê cho thấy có hơn 500 triệu bảng (668 triệu USD) được rót vào xứ sở sương mù qua hình thức mua lại cổ phần các CLB. Tháng 12/2015, một tập đoàn truyền thông Trung Quốc bỏ ra 265 triệu bảng để mua 13% cổ phần của Man City.

Aston Villa cũng có chủ đầu tư Trung Quốc khi doanh nhân Tony Xia mua lại CLB với giá 60 triệu bảng. Gần nhất, đội bóng lâu đời của nước Anh Wolverhampton trở thành CLB mới nhất rơi vào tay người Trung Quốc. Hai bên vừa đạt được thỏa thuận và Wolves đã thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Fosun (Trung Quốc) với mức giá 45 triệu bảng.

Để ngăn chặn làn sóng Trung Quốc thao túng giải Premier League, những người đứng đầu giải đấu đã thuê một công ty tư nhân điều tra "tận chân tơ kẽ tóc" danh tính giới chủ có ý định mua lại cổ phần của nhiều CLB. Đây được xem là tiến trình quy chuẩn đảm bảo cho sự minh bạch trong các vụ sang nhượng quyền sở hữu đội bóng.

"Có một quy trình nghiêm ngặt trong bất kỳ sự thay đổi chủ sở hữu hay đầu tư vào các CLB, trong đó bao gồm cả những bằng chứng và nguồn gốc số tiền đầu tư, lý lịch chủ sở hữu, giám đốc và người đứng đằng sau lợi ích các bên," người đại diện của giải Premier League nói, đồng thời lý giải động thái này để đảm bảo sự liêm chính cho giải đấu.

ZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZTr

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bìa phải) rất muốn biến nước này thành cường quốc bóng đá. Ảnh: Internet.

Các vụ mua lại cổ phần đội bóng trị giá từ hơn 30% trong thời gian qua đều chịu sự điều tra của các nhà chức trách. Ban tổ chức giải đấu cấm bất kỳ chủ sở hữu cá nhân nào cùng lúc giữ hơn 10% cổ phần của nhiều CLB. Tiến trình kiểm tra lý lịch, tiền đầu tư đảm bảo bên mua có đủ điều kiện vận hành đội bóng, cũng như nguồn gốc số tiền có hợp pháp hay không.

Mùa 1997-98 từng chứng kiến vòng tứ kết cúp UEFA có tới 3 đội do cùng một chủ sở hữu của Anh điều hành góp mặt.

Về việc các chủ đầu tư Trung Quốc, nhà chức trách bóng đá Anh muốn xác minh khoản tiền họ đổ vào các CLB đến từ nguồn lực cá nhân hay nguồn lực công cộng, theo đó, áp dụng điều luật chống lại tình trạng một chủ đầu tư có cổ phần ở nhiều đội bóng. Phản ứng lại, người Trung Quốc thanh minh chỉ muốn đầu tư vào bóng đá để tìm kiếm lợi nhuận.

Thế nhưng, người Anh muốn “phòng bệnh từ xa”. "Tôi tin giải Premier League muốn đảm bảo những vụ giao dịch trong tương lai không dẫn đến tình cảnh nhiều CLB chịu sự kiểm soát của duy nhất một nhà đầu tư, trong đó bao gồm giới chủ thuộc một chính phủ riêng biệt," Marcus Shadbolt, từng đề xuất ý tưởng kêu gọi một tập đoàn Trung Quốc mua cổ phần của West Brom hồi tháng 8, nói.

Nguồn: Zing.vn
Nguyên Trí | 18:00 12/09/2016
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục