Các tuyển thủ Italia thăm trại tập trung Auschwitz |
Vụ bê bối này có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với thảm họa Calciopoli cách đây 6 năm, làm phân tán sự chú ý của dư luận Italia đến đội tuyển. Ngay ở khu đóng quân của mình trên đất Ba Lan, đội bóng áo màu thiên thanh cũng không được bình yên. Trong khi hai cầu thủ Juventus là thủ môn đội trưởng Buffon và trung vệ Bonucci vẫn canh cánh lo về sự dính líu của họ trong vụ bê bối, thì toàn đội phải chịu ít nhiều sức ép về tâm lý trước sự kỳ vọng của người hâm mộ. Sau những chiến tích phi thường ở World Cup 1982 và World Cup 2006, người ta sinh ra suy nghĩ mặc định rằng Italia phải khó khăn mới đá tốt, và điều đó khiến dàn quân ít kinh nghiệm của Prandelli bối rối.
2. Hôm 7/6, đội tuyển Italia (cũng như hầu hết các đội khác đóng quân tại Ba Lan) đã đến thăm trại tập trung Auschwitz, nơi phát xít Đức đã giết hơn 1,5 triệu người (chủ yếu là người Do Thái) một cách man rợ trong Thế chiến thứ hai. Các cầu thủ, như những học sinh ngoan ngoãn, đã chăm chú nghe kể về thời kỳ kinh hoàng đó với sự xúc động lớn lao. Một cựu chiến binh từng may mắn không bỏ mạng tại đây nói rằng “Khi tôi nói với họ rằng chúng tôi từng phải sống trong cảnh tội ác ở khắp nơi và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, tôi nhận thấy trong mắt họ sự kinh ngạc xen lẫn sợ hãi”. Tiền vệ Montolivo thổ lộ “Tôi không hiểu hết những gì được nghe, nhưng tôi thực sự rung động”. Các cầu thủ khác có lẽ cũng thế, và chuyến đi này có thể sẽ là liệu pháp tâm lý tích cực cho Azzurra, giúp họ hiểu rằng áp lực họ đang đối mặt không đáng một hạt cát so với những gì mà các nạn nhân chiến tranh đã phải chịu 70 năm trước.
3. Chuyến thăm “lò giết người” Auschwitz được kỳ vọng sẽ giúp đỡ HLV Cesare Prandelli rất nhiều trong việc khích lệ tinh thần cho các cầu thủ. Qua trận giao hữu thua Nga 0-3, Prandelli cho thấy rằng ông chưa tìm ra cách gạt khỏi đầu các học trò những băn khoăn trăm mối về bê bối, về chấn thương, về những điềm rủi và sự lo lắng. Sáu năm trước, huyền thoại Marcello Lippi đã giúp Italia đạp bằng những chướng ngại tinh thần để tạo ra một tập thể có ý chí và sự đoàn kết phi thường. Bây giờ, liệu Prandelli có làm được như bậc tiền bối, khi trong tay ông chỉ có một phần năm số ngôi sao đã từng chơi cho Lippi năm ấy và kinh nghiệm thì ít hơn rất nhiều?
Xét cho cùng thì Hy Lạp năm 2004, chính Italia năm 2006, Inter năm 2010, Juventus năm nay và Chelsea nữa, đều đã chứng minh rằng sức mạnh tinh thần mới là yếu tố chủ đạo mang tới thành công.