1. Andriy Shevchenko: Tháng 7/2012, Shevchenko giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế để theo đuổi con đường chính trị. Anh tham dự cuộc bầu cử quốc hội Ukraine nhưng không thành công. Từ hồi còn thi đấu cho Dynamo Kiev, tiền đạo có biệt danh “Linh dương Đông Âu” đã công khai bày tỏ ủng hộ Đảng Dân chủ xã hội Ukraine và bỏ phiếu cho Tổng thống Viktor Yanukovych. Ảnh: Internet. 2. Sol Campbell: Cựu hậu vệ Arsenal tham gia chiến dịch tranh cử chức Thị trưởng London để thay cho người đang nắm giữ chức vụ này là Boris Johnson. Đảng Bảo Thủ đang đẩy nhanh tiến trình biến cựu danh thủ Arsenal và tuyển Anh trở thành chính trị gia. Ảnh: Internet. 3. Lilian Thuram: Hậu vệ lừng danh tích cực tham gia chính trị, thường xuyên lên tiếng về phân biệt chủng tộc, bất công xã hội, hôn nhân đồng tính và độc lập ở xứ Catalan. Anh là một trong những người đứng đầu phong trào xã hội chống phân biệt chủng tộc ở Pháp và lập ra một quỹ đặc biệt mang tên mình để hỗ trợ cuộc chiến ấy, cũng như viết một cuốn sách về vấn đề này. Ảnh: Internet. 4. Hakan Sukur: Năm 2011, danh thủ của bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ được bầu làm nghị sĩ của Đảng Công lý và Phát triển. Trong vụ đảo chính xảy ra cách đây chưa lâu, ông Hakan Sukur bị truy nã với cáo buộc tham gia nhóm khủng bố có vũ trang tiến hành cuộc đảo chính. Hồi tháng hai, Sukur từng bị buộc tội sỉ nhục Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trên Twitter. Ảnh: Internet. 5. Marc Wilmots: Danh thủ của bóng đá Bỉ là thượng nghị sĩ từ 2003 đến 2005. Cựu HLV của đội tuyển “Những chú quỷ đỏ” từng tham gia phong trào đòi quyền nói tiếng Anh mang tên “Movement Reformateur”. Tuy nhiên ông sớm rời bỏ chính trường để trở lại đời sống bóng đá. Ảnh: Internet. 6. Romario: Huyền thoại người Brazil được bầu làm Phó liên bang Rio de Janeiro vào năm 2010 với 150.000 phiếu. Năm 2014, ông được bầu vào Thượng viện Brazil. Ảnh: Internet. 7. George Weah: Huyền thoại của AC Milan và đất nước Liberia là một trong những cầu thủ hay nhất lịch sử bóng đá châu Phi. Năm 1995, ông thâu tóm cả hai danh hiệu Quả bóng vàng và Cầu thủ hay nhất thế giới. Tháng 8/2005, ông mạnh dạn tranh cử Tổng thống Liberia nhưng thất bại trước Ellen Johnson-Sirleaf, người trở thành nữ Tổng thống đầu tiên tại châu Phi. Ảnh: Internet. 8. Zico: Năm 1990, “Pele trắng” được bầu làm Bộ trưởng Thể thao Brazil. Nhưng ông từ nhiệm sau 13 tháng điều hành trước áp lực của một cuộc vận động hành lang cực mạnh liên kết giữa các chính trị gia với các quan chức thể thao, nhằm yêu cầu nghị viện trì hoãn việc thông qua dự án cải cách và hiện đại hóa bóng đá Brazil của ông. Ảnh: Internet. 9. Roman Pavlyuchenko: Hồi 2008, tiền đạo của Tottenham được thị trấn Stavropol lựa chọn làm người đại diện cho đảng Liên Minh Nga của ông Vladimir Putin. Roman cũng giành được một suất trong Hội đồng nhân dân thành phố. Đồng đội một thời của Pavlyuchenko tại ĐT Nga, ngôi sao Andrei Arshavin từng bất ngờ ứng cử chức thị trưởng thành phố Saint Petersburg. Anh xuất hiện trong bữa tiệc của ông Dmitry Medvedev tại điện Kremlin. Arshavin vận động hành lang khá tích cực, tiếc rằng anh lại bỏ cuộc đúng vào phút cuối. Ảnh: Internet. 10. Didier Drogba: Huyền thoại người Bờ Biển Ngà là đại sứ thiện chí của Liên hiệp quốc tại quê nhà. Năm 2010, Drogba được bầu vào top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới do hành động thiết thực vì nỗ lực kêu gọi hòa bình, chấm dứt nội chiến trên quê hương Bờ Biển Ngà. Ảnh: Internet. Nguồn: Zing.vn Anh Dũng | 19:58 03/10/2016 Top 50 "soái ca" bóng đá 2016 (Kỳ 2): Sergio Ramos Top 10 SVĐ lớn nhất thế giới| Top 10 bàn thắng tinh quái nhất|