Đây là lúc môn bơi đang tiếp tục gặt gái thành công ở Asian Para Games 2014. Cử tạ đã bắt đầu tập luyện trở lại sau một ngày nghỉ. Bowling yên lòng về một chuyến đi mang tính chất thăm dò. Bóng bàn tạm hoàn thành chỉ tiêu. Cầu lông tiếc nuối tấm HCV bị vuột mất... Chúng ta đang có sự tập trung khá lớn vào sân vận động Trung tâm, nơi diễn ra các cuộc thi đấu điền knh.
Tong buổi chiều 23-10, cự ly đáng chú ý nhất là ném lao nam hạng F 57. VĐV xuất trận là Cao Ngọc Hùng, 24 tuổi, một trong những niềm hy vọng của cả bộ môn. 24 tuổi nhưng Hùng đã thi đấu từ năm 2003, nghĩa là mới 13 tuổi, khi anh được các HLV ở Quận Tân Bình, TP.HCM phát hiện và huấn luyện từ rất sớm. Thể thao đã thay đổi toàn bộ cuộc đời Hùng.
Thể thao cũng đem lại cho Hùng hạnh phúc. Vợ Hùng là Nguyễn Thị Hải, cũng là VĐV hàng đầu về ném đẩy của Việt Nam. Sau đám cưới, Hải mới sinh con và cũng rất muốn có mặt tại Incheon lần này.Thật ra, cửa huy chương vàng của Hải trong khuôn khổ châu Á được đánh giá là sáng nhất. Nhưng thời gian còn dài, bây giờ phải nuôi con đã. Đám cưới của họ, đứa con của họ là hạnh phúc chung của cả gia đình thể thao Tân Bình.
Cao Ngọc Hùng trước giờ thi đấu chiều 23-10. Ảnh: Anh Thọ |
Hùng cao 1,66m và nặng 65 kg. Nhìn dáng thư sinh, trắng trẻo, thấy không giống chút nào với vẻ vạm vỡ, gân guốc của VĐV ném đẩy Trên sân, anh lọt thỏm trong số các VĐV cùng đẳng cấp. Nhưng Hùng dẻo dai, có ý chí và tâm lý thi đấu rất tốt Năm 2012, ở Paralympic London, đáng lẽ ra anh đã có huy chương ở hạng F 58 nhưng do thiếu VĐV, Ban tổ chức ghép F57 lên F 58. Để bù cho sự khác biệt về thương tật , các VĐV F57 được cộng thêm một chiều dài nhất định vào thành tích của minh. Hùng bị tụt xuống hạng tư. Đó là một thất bại không ngờ và vô cùng tiếc nuối.
Đến Incheon 2014. Hùng đối đầu với thử thách khác: Thay đổi luật thi đấu, cả ở hạng thương tật lẫn kỹ thuật ném lao. Bây giờ, hạng F 58 và hạng F 57 quy về chỉ một hạng F 57. Để công bằng, không cộng thêm thành tích cho F 57, mà thay đổi yêu cầu kỹ thuật khiến cho hạng F 58 khó khăn hơn khi ném. Cụ thể, cả phần đùi và mông bị giữ chặt trên ghế. Hùng kể :”Tôi bị teo đùi trái, nên cử động rất kém, mất nhiều lực khi ném. Hơn nữa, do sợ phạm quy, nên dùng dây cột rất chặt. Lúc tập xong cả đùi đau ê ẩm, thậm chí là sây sát. Đến bây giờ vẫn chưa quen ném tư thế mới”.
Trong khuôn khổ luật cũ, Hùng có thành tích 46 m, đứng thứ nhì châu Á (thành tích tốt nhất là 51 m thuộc về VĐV Iran Khalvandi). Ném theo luật mới, thành tích của Hùng tụt xuống 32,8 m, Khalvandi xuống 39m. Như vậy, họ lại kém cả những VĐV kém hơn vốn thuộc hạng F 57. Khó!
Nhưng HLV Đặng Văn Phúc không chịu lùi bước. Hai thầy trò mải mê tập luyện. Thành tích lên dần. Trước khi sang Incheon,Hùng đã ném được tới 38 m. Nhưng Khalvandi cũng đã vượt qua 40 m. Cộng cả lại (VĐV F 57 cũ), có tới 6 VĐV phải nhìn mặt nhau mà kiêng nể. Đặng Văn Phúc là một HLV rất rành mạch và thẳng thắn :”Không thể nói trước được Hùng sẽ có huy chương hay không. Trong tình hình hiện nay, khả năng cho cả 6 VĐV là từ HCV đến trắng tay. Chúng tôi cố gắng, và hy vọng vào sự bộc phát cũng như điểm rơi trong thi đấu”.
Gặp Hùng trong làng VĐV, lúc nào cũng thấy cặp Hùng- Hiệp tay trong tay tiến bước. Lúc nào cũng cười, tươi tắn lắm. Vào thi, Hùng là người ném số một. Đây là bất lợi. Ném lao bình thường,các VĐV thay phiên nhau ném 6 lần. Với người khuyết tật, do trang bị phức tạp, VĐV ném liền một mạch 6 mũi lao. Rồi đến người khác. Ném đầu, có cái bất lợi như ở ta thi “giọng hát Việt” hay “Cặp đôi hoàn hảo”. Kết quả : Cao Ngọc Hùng đoạt HCĐ với 39,87 m ở lần ném thứ sáu. HCV thuộc về Khalvandi- 42,16 m. HCB là Mohamad (Syria) với 40,08m.
Một chiếc huy chương thôi mà là cả một câu chuyện rất dài. Đến đây thì một giai đoạn đã kết thúc. Thầy trò Phúc- Hùng đang chuẩn bị cho một mùa giải mới. Bây giờ, chúc Hùng sớm được về thăm Hải và chơi với con.