Chiến lược làm việc thiếu nhất quán của giới chủ Man City: Mỗi lần thay tướng, một lần rầm rộ tuyển quân

12:58 Thứ bảy 29/06/2013

Khi Sheikh Mansour đến, Mark Hughes được cấp tiền và mua cả tá ngôi sao; thế rồi Roberto Mancini lên thế chỗ, ông ta thanh lọc đám sao cũ và mang về cả rổ sao mới, giờ đến thời của Manuel Pellegrini và chu trình nói trên lặp lại. Người ta tự hỏi rằng vai trò của giới thượng tầng Man City ở đâu? Chẳng lẽ họ chỉ biết ký séc thôi à?

Bài viết cung cấp độc quyền bởi




 

Ném đi nguồn tài sản khổng lồ

Trước ngày lĩnh trát sa thải, Mancio nói rằng trong tay ông là đội quân mạnh nhất nước Anh với chất lượng vượt trội. Trong cuộc họp báo chính thức được bổ nhiệm, Pellegrini vẫn lặp lại y hệt giọng điệu nói trên. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, hẳn nhiên là NHM đủ thấy rằng vị thân thuyền trưởng người Chile chẳng giữ hề có kế hoạch phát triển bộ khung nói trên, mà vẫn cứ là thói quen mua đắt và bán như cho, thanh lý một loạt đám sao tàn tích của chế độ cũ.

Hè năm ngoái, Man City vẫn còn hét giá Carlos Tevez đến 35 triệu bảng, bất chấp những nỗ lực chèo kéo có lúc đến 25 triệu của Milan hay Corinthians. Thế nhưng trong kế hoạch của Pellegrini, Tevez không có chỗ và rất nhanh chóng “El Apache” bị đẩy sang Juventus chỉ với 10 triệu bảng. Để lấp khoảng trống, The Citizens lại lao vào những cuộc chạy đua bom tiền, như 45 triệu bảng cho Edinson Cavani, Robert Lewandowski với 25 triệu và mới nhất là lời đề nghị lên tới 20 triệu bảng để đổi lấy Michu…

Tiếp nối Tevez, cuộc thanh lọc trong thời gian tới của Manuel Pellegrini sẽ còn thêm những cái tên khác nữa như Micah Richards, Aleksandar Kolarov, Scott Sinclair rồi thậm chí cả Edin Dzeko. Theo chiều ngược lại, những mục tiêu mà đội bóng vùng Eastlands nhắm đến quả thực không hơn gì đội ngũ hiện tại. Rõ ràng đó là đội bóng có chất lượng tốt nhất Premier League kia mà.

Trách nhiệm đến từ giới chủ

5 năm sau ngày cập bến Eastlands, Sheikh Mansour đã chi đến hơn 1,1 tỷ bảng, mà nguyên đầu tư cho chuyển nhượng đã chiếm đến 611,4 triệu. Đúng là trong giai đoạn đầu, nhà Á quân nước Anh cần một cuộc đại cách mạng hòng nhanh chóng vượt vũ môn hóa rồng. Nhưng từ sau chiến tích FA Cup năm 2011, lẽ ra Man City đã có thể giảm bớt gia tốc trong những cuộc chạy đua bom tiền và trên thực tế, thay vì bỏ công sức chèo kéo Isco hay Cavani, Pellegrini nên tập trung xây dựng những kế hoạch sao cho phù hợp nhất với tình hình nhân sự hiện tại.

Mặc dù vậy, Pellegrini cũng chỉ như một vị đại công tử trong gia đình phú hào, cha mẹ nhiều tiền thì anh ta cứ ăn tiêu xả láng vậy thôi. Bởi thế, lỗi nằm ở giới chóp bu The Citizens kìa, ở Sheikh Mansour, ở Khaldoon Al Mubarak… Họ dễ dãi thái quá hóa ra thiếu tính chiến lược, bởi lẽ trước khi cấp cho Pellegrini cả trăm triệu bảng trong phiên chợ Hè thì ít nhất những người đứng đầu đội bóng cũng có quyền đòi hỏi những công trạng nhất định ở vị HLV mới này. Một thói quen xấu đã tồn tại và ăn vào nếp mòn suy nghĩ của các ông chủ và các HLV đời sau cứ thế thừa hành, đấy mới là điều nguy hại với The Citizens.

Chiếc thòng lọng FFP

Cứ giữ thói quen mua sắm hiện tại, viễn cảnh Man City bị cấm tham dự Cúp châu Âu từ mùa 2014/15, bất kể túi tiền không đáy của ông chủ Sheikh Mansour. Trong mùa giải vô địch Premier League 2011/12, The Citizens thua lỗ đến 97 triệu bảng. Mùa năm ngoái họ vẫn giữ thói quen phóng tay mua sắm, trả lương cao nhất nước Anh song lại hoàn toàn trắng tay, dù chưa đưa ra con số chính thức song mức thua lỗ chắc chắn không hề kém cạnh. Trong khi đó, tổng mức thua lỗ mà UEFA cho phép trong cả 3 năm tính từ 2011 – 2013 chỉ là 38 triệu bảng.
00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục