Ngày ấy, bóng đá Nhật Bản rất ngưỡng mộ cầu thủ VN. Nhưng từ ý nghĩa lớn của chiếc giày nhỏ, người Nhật đã biết lao về phía trước với đôi hia bảy dặm thần thánh chứ không phải như bóng đá VN tự huyễn hoặc mình rồi lại mặc cảm với thân phận và chật chội với tư tưởng bá chủ khu vực Đông Nam Á.
Bây giờ, người Nhật đang tính đến chuyện vẽ lại bản đồ bóng đá thế giới chứ không phải loay hoay theo kiểu phú quý giật lùi như bóng đá VN.
Bóng đá Nhật Bản đã có những thăng tiến vượt bậc. Ảnh: Internet. |
2. Để có được thành như hiện nay, người Nhật cũng phải có một quá trình hình thành và phát triển giải VĐQG (J-League) trong suốt gần 20 năm (1992 - 2011) và phải trải qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (những năm giữa thập niên 90 thế kỷ trước) họ áp dụng chính sách nhập khẩu những danh thủ ở độ tuổi gần về hưu để “học tập” như Zico, Lineker, Littbarski, Buchwald…
Giai đoạn 2 (cuối những năm 90 và đầu năm 2000) họ mời những danh thủ đang phong độ cao như Leonardo, Jorghinho, Dunga, Edmundo, Emerson, Bebeto… để hoàn thiện và tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất cho các cầu thủ nội.
Đến giai đoạn 3, các đội bóng Nhật đã giảm dần các cầu thủ ngoại trong đội hình (những năm gần đây). Điển hình như trong danh sách đăng ký thi đấu mùa bóng 2011, CLB Sanfrecce Hiroshima chỉ đăng ký 1 cầu thủ ngoại người Croatia hoặc CLB Gamba Osaka cũng chỉ có 1 cầu thủ người Brazil và 1 của CHDCND Triều Tiên. Đây chính là điều đã giúp các cầu thủ trẻ của Nhật có cơ hội trưởng thành và lọt vào mắt xanh các đội bóng lớn ở châu Âu.
Chính cách làm khoa học và tư duy sáng tạo đã giúp người Nhật tuy đi sau nhưng luôn về trước.
3. Bây giờ, hai nền bóng đá Việt Nam – Nhật Bản đã có sự đổi vai. Chúng ta trở thành chiếc giày nhỏ. Và liệu 50 năm sau, bóng đá Việt Nam có làm nên được một bước tiến thần tốc như người Nhật hay không?
Có thể có mà cũng có thể không. Khi mà các chủ thể trong nền bóng đá Việt Nam không thể có được sự đồng lòng chung sức hướng đến mục tiêu lớn. Đây chính là điều mà chúng ta cần phải học hỏi từ người Nhật. Sự đoàn kết chính là yếu tố quan trọng nhất tạo nên những cuộc “cách mạng”. Nhìn vào VFF và bản thân các CLB Việt Nam thời điểm này, sự đoàn kết dường như là điều xa xỉ. Nếu không có sự thay đổi mang tính bước ngoặt thì Việt Nam sẽ mãi chỉ là một quốc gia bóng đá nhược tiểu.
Bao giờ cho đến… ngày xưa, bóng đá Việt Nam?
(Bạn đọc: Ngân Lệ)
|
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.
Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.
Trân trọng,
Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam