Bút chiến về vấn đề trọng tài: "Sandro Rosell thật cừ"

21:56 Thứ tư 01/02/2012

Sau khi chủ tịch Sandro Rosell của FC Barcelona đưa ra những phát biểu của ông về vấn đề trọng tài, về cách làm việc của Uỷ ban kỉ luật thuộc RFEF, không ít các phương tiện truyền thông tại Madrid đã trích dẫn và “công kích” mạnh mẽ. Đáp lại điều này, Phó TBT Francesc Aguilar của tờ Mundo Deportivo tại Barcelona đã viết một bài mang tên “Sandro Rosell thật cừ”. Sau đây là toàn văn bài viết:

"Người hâm mộ FC Barcelona chờ đợi một ái đó quyền uy có thể thay mặt họ nói ra một cách công khai những điều mà họ từng liên tục bày tỏ trên các trang mạng xã hội: về sự đối xử không công bằng của các trọng tài lên đoàn quân Pep Guardiola. Và người đã làm điều đó, người có quyền uy mà người hâm mộ mong muốn đó, Chủ tịch Sandro Rosell của CLB đã làm. Ông nói rất ít về những gì đáng lẽ ra phải nói nhiều, đáng lẽ ra phải là những lời phàn nàn, chỉ trích. Thay vào đó, ông nói một cách từ tốn, khoan thai, nhã nhặn và tôi nghĩ là rất thâm sâu.

Chủ tịch Sandro Rosell của Barca đã lên tiếng về vấn đề trọng tài - Ảnh Internet

Những lời của ông là rất ít, nhưng nó lại gây nên một làn sóng “công kích” lớn từ Madrid. Vì sao? Vì có lẽ, họ không ngờ rằng đến cuối cùng những người Catalunya lại “phàn nàn” trong bối cảnh họ là những người giành quyền đi tiếp vào bán kết Cúp nhà Vua. Họ nhận ra rằng không chỉ họ, đội bóng áo trắng, Mourinho và các học trò mới có quyền chỉ trích. Và vị chủ tịch của Barcelona chỉ “phác thảo” một nét nhỏ vấn đề liên quan đến trọng tài và Uỷ ban kỉ luật (ở đây, ông nói đến thẩm phán Alfredo Florez) nhưng quan trọng là ông nhấn mạnh đến khi mùa giải khép lại sẽ là thời điểm để nói chuyện đàng hoàng. Câu hỏi đặt ra là đợi đến khi đó liệu có quá trễ? Tôi sẽ nói rằng, CLB muốn xem mọi thứ sẽ tiếp diễn như thế nào từ đây đến hết mùa giải, theo cái cách ngấm ngầm quan sát của một thanh tra.

Xét ở bối cảnh hiện tài, khi mà Barça đã có trong tay 3 danh hiệu và là đội bóng TBN duy nhất còn cơ hội cho cả 3 danh hiệu còn lại cũng như chấp nhận một thực tế là đang bị Real Madrid bỏ xa 7 điểm trên bảng xếp hạng Liga, thì những “phàn nàn” của Rosell lại vô cùng quan trọng, thậm chí như ánh sáng trong căn phòng tối tăm. Nó có ý nghĩa như việc xác lập lại lãnh thổ. Pep Guardiola và các học trò tự hứa với nhau rằng họ sẽ không nói một lời nào về các trọng tài và thái độ của Uỷ ban kỉ luật về pha giẫm tay Messi của Pepe. Tất cả họ đều như thế cho đến khi Lionel Messi (cũng là con người, đừng quên điều đó) cảm thấy đã tới giới hạn và cần phải nói một điều gì đó, với những thành viên đáng kính của Liên đoàn. Thay vì phân tích các tình huống phạm lỗi trận này qua trận khác, những tình huống phạm lỗi lên chính anh, dù không bóng hay có bóng, Messi chỉ đơn giản nói sự thật – “đôi khi bạn muốn nói gì đó phải trái với các trọng tài, họ sẽ rút thẻ để răn đe, từ chối bạn”. Tôi tự hỏi tại sao chúng ta không thử so sánh các tình huống thẻ phạt mà Messi nhận so với các thẻ phạt của Pepe? Với bất kỳ chuyên gia phân tích nào, kết luận cuối cùng thật đơn giản: một vụ bê bối.

Điều tương tự cũng đối với việc Xavi bị báo chí Madrid “bắt quả tang” trong buổi nói chuyện trên Barça TV. Bạn sẽ nghĩ sao khi một cầu thủ như Xavi, người luôn biết cách đo lường và hiểu rõ những gì mình nói, nói rằng “Người Madrid không biết cách chấp nhận thất bại”? Dường như ở thủ đô, người ta không muốn nhớ lại những sự kiện đã diễn ra sau trận tứ kết lượt về Cúp nhà Vua. Đó là sự thật, vô cùng rõ ràng, từ những phát ngôn của Casillas đối với trọng tài đến hành động “đón đường” trọng tài Fernando Teixeira Vitienes tại bãi đỗ xe Camp Nou.

Do đó, hãy đi vào câu chuyện vì sao những Sergio Ramos hay Callejon lại dám chỉ trích trọng tài lẫn Barça. Mourinho đã nói gì với Ramos sau khi anh rời sân vì thẻ đỏ để rồi sau đó hậu vệ Madrid bắt đầu viết những lời lẽ ám chỉ trên trang Twitter của mình? Liệu Callejon có được Mourinho gợi ý điều gì trước khi xuất hiện trước báo giới? Dường như Jose Mourinho biết điều gì đó đang thay đổi tại La Liga này…

Barça có quyền để tự bảo về quyền lợi của mình một cách công khai và riêng lẻ, nhưng sự thật rằng Uỷ ban kỉ luật chỉ do một Alfredo Florez nay 85 tuổi đứng đầu quyết định, ở đó thiếu các quyết định mang dấu hiệu của số đông và của sự đồng thuận. Barça cần có những trọng tài khác, những trọng tài biết cách “tạo thế cân bằng” có lợi và bất lợi như nhau cho tất cả. Và dường như đây chính là một sự khác biệt vô cùng lớn so với mùa giải trước. Hãy cùng nhìn lại những cuộc gặp mặt mà người Madrid “xúc tiến” với những cuộc gặp của Barcelona, bạn sẽ đưa ra được không biết bao nhiêu câu trả lời cho những câu hỏi của mình…

Và với tất cả sự kính trọng của mình, tôi sẽ nói rằng những gì chủ tịch Sandro Rosell nói, cứ ngỡ như chẳng thấm tháp gì nhưng tự bên trong nó đã mang một liều thuốc nổ có sức công phá lớn. Những đối tác, những tổ chức đoàn thể - xã hội, tất cả đều muốn được nghe vị chủ tịch của CLB phản hồi lại tất cả những gì đã diễn ra, và ông ấy đã làm điều đó."

Hoàng Thông | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục