Bóng đá Việt Nam vẫn loay hoay tìm khán giả

13:09 Thứ năm 27/02/2014

(TinTheThao.com.vn) - Một khán đài trống vắng, một sân bóng sẵn sàng mở cửa tự do cho các cổ động viên, một CLB mời những nghệ sĩ có uy tín để giúp họ làm cầu nối với những ai yêu trái bóng tròn nhưng không đến sân mỗi cuối tuần. Đó chính là những nét phác họa về bóng đá Việt Nam hiện tại.

Bóng đá là niềm vui, là hạnh phúc của mỗi CĐV, là sự sống của mỗi cầu thủ, là nơi các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, là tất cả mọi thứ xoay quanh trái bóng tròn nhưng với bóng đá Việt Nam, mọi thứ chưa thể dung hòa và chưa thể tìm được tiếng nói chung. Vì sao?

Chuyên nghiệp nhưng chưa chuyên nghiệp

Đến mùa giải hiện tại, V-League đã quá tuổi lên 10 để có thể khẳng định một giải đấu chuyên nghiệp và vươn đến tầm khu vực nhưng những gì mà người ta lầm tưởng về một giải đấu hay nhất ĐNA là ảo vọng bởi cách tổ chức, cách điều hành và cách “chơi” của các CLB không mang đến niềm tin về một giải đấu chất lượng – tiêu chí cần thiết nhất để khán giả có thể đến sân.

Bạo lực

Vấn đề rất nhức nhối và có thể gọi là ung nhọt của bóng đá nước nhà chính là bạo lực. Nếu thử xem xét số thẻ phạt trong mùa giải gần nhất thì có thể thấy, ít nhất trong một trận đấu, trọng tài rút gần 5 thẻ vàng và chưa kể thẻ đỏ. Các cầu thủ triệt hạ lẫn nhau, thậm chí sẵn sàng để đồng nghiệp của mình vào bệnh viện hay thậm chí có thể kết thúc đời cầu thủ. Mới nhất là trường hợp của Đinh Văn Ta hay Bruno. Quá khủng khiếp cho nạn bạo lực sân cỏ dù những nhà tổ chức luôn kêu gọi bóng đá đẹp nhưng dường như chẳng ai để ý.

Tính truyền thống

Bóng đá VN cần lắm những “chảo lửa”. Ảnh: Internet.

Có một thực tế là hiện tại, các CLB không còn tính truyền thống như trước nữa khi họ sẵn sàng bỏ giải, thay tên đổi họ, đổi cả vị trí địa lý hay thậm chí mua suất chuyên nghiệp của đội khác. Các CĐV tìm đến bóng đá vì tình yêu với CLB của địa phương, vì màu cờ sắc áo nhưng mỗi mùa qua đi, họ phải đi tìm một màu áo để “yêu” thì làm sao có thể đưa đôi chân và trái tim họ đến sân được?

Vậy mới thấy trân trọng những gì mà SLNA, Thanh Hóa hay SHB Đà Nẵng đang làm cho CĐV của họ. Nếu các địa phương duy trì được đội bóng, duy trì một sân chơi thì các CĐV sẽ sẵn lòng đến sân.

Tính nhất thời

Không thể phủ nhận khi một số CLB lên V-League thì đồng nghĩa, lượng khán giả đến sân cũng sẽ nhiều hơn nhưng đến mùa giải kế tiếp, số lượng CĐV giảm một cách rõ rệt. Có thể nhìn thấy rõ nhất với sân Đồng Nai, Kiên Giang, TP.HCM… Sau niềm vui ở sân chơi cao nhất là khoảng lặng mênh mông không có lời đáp bởi các sân của Việt Nam chưa thể lấp đầy thì không có hy vọng nuôi đội bóng từ tiền vé. Để biến tính nhất thời thành thường xuyên thì mỗi đội bóng cần lắm những sự phối hợp giữa Hội CĐV với CLB, đưa Hội CĐV thành một phần của chính CLB chứ không thể để tự phát như hiện tại.

Lời kết

Để đi tìm nguyên nhân, đưa ra giải pháp thì không bao giờ là trọn vẹn và làm hài lòng tất cả được. Nên chăng, đó là sự đồng lòng của các CĐV, sự nhiệt huyết của các ông bầu dành cho Hội CĐV, sự quyết tâm của các nhà tổ chức để trừng trị những pha bóng bạo lực thông qua luật khắc nghiệt hơn chứ không thể treo giò 5 trận và phạt tiền. CLB trước hết cần chơi đẹp, cần mạnh dạn loại bỏ cầu thủ bạo lực như những gì mà U19 VN đã từng làm.

Bóng đá mang đến vẻ đẹp cho khán giả và niềm cảm hứng cho cầu thủ nhưng khán giả quay lưng thì những cảm hứng mà cầu thủ đang cố để thể hiện sẽ dành cho ai?

(Bạn đọc: Su Bin)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@tinthethao.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục