Bóng đá Mỹ và bài học cho bóng đá Việt Nam

20:26 Thứ bảy 04/06/2016

(TinTheThao.com.vn) - Chủ nhà Mỹ đã khai màn Copa America phiên bản kỷ niệm 100 năm theo cách không vui, khi thất bại hai bàn trắng trước đối thủ Colombia. Nhưng không thể vì thế mà xem nhẹ bóng đá xứ cờ hoa.

Đội tuyển Mỹ thua Colombia ngay ngày khai mạc Copa America. Ảnh: Internet.

Nền bóng đá Mỹ đã có những bước tiến rất nhanh, từ một xứ sở không mấy hào hứng với bóng đá, xem đó là một môn thể thao cho phái nữ, đến giờ họ đã có những thành tích vượt bậc, và hứa hẹn sẽ còn vươn xa nữa, vì trên thực tế, nước Mỹ có đầy đủ các tiền đề để phát triển bóng đá, là dân số đông, nền tài chính mạnh và sự yêu thích của người dân, (theo một số thông tin thì tỷ lệ yêu thích bóng đá trong giới trẻ Mỹ hiện đã ngang với bóng chày, vốn là một môn thể thao do họ khai sinh ra).

Ai cũng biết Jurgen Klinsmann được xem là kiến trúc sư cho sự phát triển của nền bóng đá Mỹ bây giờ. Những sự thể hiện của ông khi nắm đội tuyển Đức, đặc biệt là việc đi đầu trong công cuộc trẻ hóa đội tuyển, xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển bóng đá trẻ trên toàn nước Đức, giúp cho nước này quay lại vị thế ông lớn vốn đang bị mai một sau EURO 2004, đã thuyết phục được người Mỹ trao quyền cho ông.

Bóng đá Mỹ hẳn nhiên là cũng muốn đi lên một cách bền vững như người Đức vậy. Và thật sự, kể từ khi về tay Klinsmann, bóng đá Mỹ dần dần định hình cho mình được một phong cách, dù việc đó vốn dĩ cực khó khi Liên bang này là một “hợp chủng quốc”.

Klinsmann đã tác động để các cầu thủ trẻ của Mỹ được đào tạo trong một hệ thống chuyên biệt, với một mùa giải kéo dài 10 tháng thay vì chỉ 8 tuần như hệ thống bóng đá học đường xưa nay ở Mỹ. Đây là điều đột phá và giúp cho chất lượng của các cầu thủ Mỹ được nâng lên rõ rệt, không chỉ đủ sức đá cho MLS mà còn có thể xuất ngoại. Nhưng điều này cũng “đụng đầu” với khá nhiều quan điểm bảo thủ của những người vốn quen với kiểu đào tạo trước đây, và nếu Klinsmann không được trao quyền và được ủng hộ, hỗ trợ tốt thì chưa chắc ông đã thành công.

Bóng đá Việt Nam vẫn chưa đủ tầm để vươn tới tầm châu lục. Ảnh: Minh Anh.

Nhìn về Việt Nam, tất nhiên với sự khác biệt về kinh tế, văn hóa, không phải bê nguyên mô hình Mỹ vào thì chúng ta sẽ thành công. Nhưng ít nhất, bóng đá Việt cũng đã tới lúc chọn một người giỏi về chuyên môn và am hiểu bóng đá Việt, để tin tưởng trao quyền cho họ, biến họ thành kiến trúc sư vạch lối cho nền bóng đá.

Quan trọng nhất là phải cho họ quyền, hỗ trợ họ đương đầu với những khó khăn, vật cản, những “nhóm lợi ích” (nếu có), và để họ chịu trách nhiệm tương xứng với quyền hạn của họ, Chứ không nên loay hoay xây rồi đập, đập rồi xây như hiện nay nữa.

(Bạn đọc: Phan Huỳnh Tuấn)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

20:05 04/06/2016
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục