Bắt bệnh của Tuấn Anh

00:49 Thứ năm 09/04/2015

(TinTheThao.com.vn) - Tôi là một tín đồ rất yêu bóng đá ,đặc biệt là bóng đá Việt Nam. Từ cấp câu lạc bộ đến đội tuyển quốc gia. Mọi cầu thủ khi khoác áo đội tuyển quốc gia tôi đều biết khá rõ về họ ,về khả năng chơi bóng hay đạo đức . Dĩ nhiên U19 Việt Nam thì không là ngoại lệ, những cái tên khi thi đấu trong màu áo U19VN thì tôi đều biết rất rõ như Công Phượng, Hồng Duy ,Đông Triều, Tuấn Anh ,Xuân Trường,.. Trong đó người tôi thích nhất là Tuấn Anh, tuy nhi&ecir

Nhìn Tuấn Anh chơi rất hay ở năm 2013 rồi đến Nutifood 2014, rồi sau đó đá ngày càng xuống phong độ phải đứng trước nguy cơ không có suất tham dự Seagames 28. Người đời có câu nói rất hay: “Đời đổi thay khi ta thay đổi ” và Tuấn Anh thay đổi như thế thì có hai nguyên nhân:

Đầu tiên là Tuấn Anh mặc cảm với bản thân của mình, khiếm khuyết ở môi (tôi cũng từng mặc cảm với khuôn mặt đầy mụn của mình). Chúng ta còn nhớ Tuấn Anh khi mới bắt đầu lộ diện quốc tế ,đầu tiên là giải U19 Đông Nam Á và Nutifood 2014 .Em ấy chơi rất hay,thường xuyên cầm bóng, ngoặt bóng, đi bóng với tốc độ cao rồi tỉa bóng cho đồng đội. Lúc đó, em ấy đích thực là một ông chủ ở khu vực giữa sân, đối thủ muốn lấy bóng trong chân của em ấy chỉ còn một cách là phạm lỗi mà thôi.

 Sau hai giải đấu đó tên tuổi của em nổi lên như cồn, nhiều nhà báo, truyền hình và các độc giả làm clip về em, ca ngợi em. Trên Youtube thì tràn lan những đoạn video về các pha bóng kĩ thuật của Tuấn Anh làm hình ảnh của em xuất hiện nhiều hơn trên phương tiện truyền thông. Nhưng có ai ngờ đâu đó là cú sốc với Tuấn Anh, có lẽ các bạn không hiểu những người bị mặc cảm về thân thể mình (khuôn mặt, tay chân). Họ không thích được nhiều người biết đến, không thích được mọi người để ý, họ thường trốn tránh ,không muốn đối diện với người khác.

Mà nay ,bỗng nhiên Tuấn Anh được nhiều người biết đến, muốn chụp hình làm clip,.. nên từ đó em ấy càng mặc cảm hơn nữa. Vậy phải làm sao để người ta ít để ý đến mình, không còn làm video các pha bóng kĩ thuật về mình. Chỉ còn một cách là Tuấn Anh thi đấu bình thường, ở mức tròn vai, không dùng kĩ thuật, không chịu cầm bóng dẫn dắt lối chơi.

Em ấy thi đấu như một cái trạm trung chuyển, bóng đến chân em thì em chuyền nhanh cho các hậu vệ và thường xuyên chuyền cho Xuân Trường. Để mặc Xuân Trường tự dẫn dắt, tự chuyền cho các tiền vệ cánh và tiền đạo. Tuấn Anh nghĩ nhiệm vụ của em ấy coi như xong, em ấy không dùng kĩ thuật thì chẳng có ai có thể làm clip về những pha bóng kĩ thuật của em ấy được hết.

Từ đó Tuấn Anh không cần phải nổ lực hơn nữa thi đấu cầm chừng, em ấy không muốn nổi bật hơn mọi người, vì em không muốn mình là người nổi tiếng, là người giỏi nhất. Dẫn đến việc Tuấn Anh càng đá càng tệ và xuống phong độ nhanh chóng.

Thứ hai, là Tuấn Anh sợ bị chấn thương. Chúng ta đều biết Tuấn Anh có thời gian bị chấn thương ở chân, phải nằm chữa trị một thời gian rất dài. Khi đó em ấy tự hứa với lòng là không để bị chấn thương nặng như thế nữa. Mà Tuấn Anh quên rằng chấn thương khi thi đấu là một phần của bóng đá không thể tránh khỏi được, chỉ hạn chế mà thôi .

Vì không muốn bị chấn thương nên Tuấn Anh không muốn cầm bóng, dẫn bóng, ngoặt bóng, bứt tốc với tốc độ cao, chỉ lo chuyền ngay cho đồng đội. Để khỏi bị đối thủ áp sát tranh bóng hoặc chùi bóng ngây chấn thương cho mình ,thi đấu như vậy Tuấn Anh trở nên vô hại. Ai cũng biết Tuấn Anh  thi đấu ở tiền vệ trung tâm, mẫu tiền vệ trung tâm ngoài khả năng tư duy tổ chức trận đấu thì phải nổi trội một trong hai đặc điểm sau: là sức mạnh hoặc kĩ thuật.

Nếu một cầu thủ mạnh về sức mạnh thì huấn luyện viên giao cho nhiệm vụ đánh chặn, một cái máy quét ở giữa sân ,hỗ trợ phòng ngự từ xa cho hàng thủ. Nếu một cầu thủ mạnh về kĩ thuật thì huấn luyện viên giao cho việc dẫn dắt lối chơi, cầm trịch trận đấu hỗ trợ tấn công. Nhìn Tuấn Anh ai cũng biết em ấy là mẫu tiền vệ kĩ thuât mà em không chịu dùng kĩ thuật thì làm sao em ấy có thể đá tốt ở vị trí tiền vệ trung tâm được chứ.

Cộng với sức mạnh của em ấy quá tệ và thi đấu như thế Tuấn Anh hóa ra là một cầu thủ tầm thường ở khu vực giữa sân. Không lạ gì dưới thời ông Miura em ấy không thể hiện được gì và không được sử dụng là chuyện bình thường.Thầy Giôm nói hiểu học trò mình như những đứa con của mình mà thầy không chịu tư vấn giải thích cho em ấy hiểu, để em ấy thi đấu ngày càng tệ ,phập phù không có sự cố gắng phấn đấu cầu tiến .

Có lẽ lúc này bầu Đức phải biết mình cần làm gì để cứu vớn lại khả năng chơi bóng tuyệt vời của em ấy. Ông nên chi tiền để em ấy chỉnh lại phần khiếm khuyết ở môi, để Tuấn Anh không còn bị tự ti. Giúp em ấy có thể lấy lại sự tự tin về bản thân, mà đã có tự tin thì con người ta có thể làm được những chyện rất là phi thường đấy. Bên cạnh đó phải giải thích cho em ấy hiểu khi đã đi theo nghề bóng đá thì không được sợ chấn thương, nó là một phần của cuộc chơi, cũng như cảnh sát thì không bao giờ được sợ súng ,sợ chết vậy.

Tôi viết bài này để cho mọi người thấy Tuấn Anh cần gì và cần được mọi người chỉ bảo điều gì để em ấy lấy lại phong độ của mình, trở thành một tiền vệ tài hoa mà bóng đá Việt Nam đã sản sinh ra được. Chúc Tuấn Anh vượt qua mặt cảm, vượt qua nỗi ám ảnh chấn thương để thi đấu hết khả năng của mình.Tôi lúc nào cũng yêu Tuấn Anh, hi vọng Tuấn Anh nỗ lực không phụ lòng người hâm mộ để có thể được thi đấu ở Seagames 28 một cách tốt nhất và mai nay có thể cống hiến lâu dài cho đội tuyển Quốc gia Việt Nam.

(Bạn đọc Anhchangvuitinh)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục