Theo đại diện Bạch Mi Kungfu Việt Nam, môn phái này có tên gọi như vậy bắt nguồn từ Thiếu Lâm núi Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc). Theo tài liệu, Bạch Mi phái một số phân lưu thuộc dòng của Tăng Huệ Bác, là một đạo sĩ Đạo gia sống trong núi Nga Mi tỉnh Tứ Xuyên, do ông có đôi lông mày màu trắng bạc nên lấy pháp danh là Bạch Mi Đạo Nhân. Người học trò đầu tiên của Bạch Mi Đạo Nhân là Quảng Huệ Thiền đi theo ông vào Tứ Xuyên. Sau đó Đại sư Quảng Huệ đã truyền lại cho Thiền sư Trúc Pháp Vân. Đại sư Trúc Pháp Vân sau này truyền lại cho Trương Lễ Tuyền là một người rất nổi tiếng ở Quảng Đông về môn Long hình quyền của Thiếu Lâm quyền và Khách gia quyền (võ của người Hẹ).
Người có công đưa Bạch Mi quyền vào Việt Nam đó chính là Tăng Huệ Bác (1906 – 1958) có xuất thân từ Thái Lý Phật (Việt Nam). Theo tài liệu Bạch Mi phái của các phân lưu Bạch Mi phái Sài gòn Chợ Lớn, năm 1955 Tăng Huệ Bác đã sang Việt Nam cư ngụ tại tại vùng Chợ Lớn, quận 5, Sài Gòn. Ở thời điểm sau 1975, các võ quán của Bạch Mi lúc bấy giờ chỉ hoạt động cầm chừng và không có gì khởi sắc, một số võ quán đóng cửa vì thiếu kinh phí, một số khác chuyển sang tập để biểu diễn múa lân. Từ đó làm mất đi bản chất thực của Bạch Mi quyền.
Phải đợi sang những năm 90, Bạch Mi mới có dấu hiệu khởi sắc một số võ quán được mở ra tại quận 5, quận 10 (TP.HCM). Với những gì mà các bậc tiền nhân đi trước đã làm được cho Bạch Mi nói chung và Bạch Mi Việt Nam nói riêng đã và đang là một “di sản phi vật thể” trong lòng các môn sinh. Trên tinh thần đó, Bạch Mi Việt Nam hy vọng sẻ sớm phát triển trở lại để góp phần vào thành công của nền võ học Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ ra mắt, Đại võ sư Lê Kim Hòa – Phó Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam cho biết: “ Võ thuật là tinh hoa văn nhân loại, là nghề nghiệp, là đúc kết của Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín. Có thể nói, môn phái Bạch Mi Kungfu Việt Nam với Lễ ra mắt ngày hôm nay sẽ đánh dấu bước phát triển mới của môn phái này tại TP.HCM, Việt Nam và trên toàn cầu. Quan trọng hơn, sự xuất hiện của môn phái Bạch Mi Kungfu Việt Nam là góp thêm môn phần sức mạnh cho Võ cổ truyền Việt Nam, góp phần to lớn vào sự phát triển môn võ dân tộc này không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới”.
Ở giai đoạn 1930, khi đó số lượng võ sinh học Bạch Mi quyền lên đến 10 ngàn người. Sau khi du nhập về Việt Nam, sư phụ Tăng Huệ Bác đã kết hợp một số chiêu thức cũ và Bạch Mi để sáng chế ra những bài quyền cho những người mới học.gồm 4 bài quyền: Tứ mã liền hoàn, Tiểu tam môn, Liên hoàn quyền và Tam công.
Về binh khí của Bạch Mi quyền thì có lưu phái có, có lưu phái không có, binh khí chủ yếu là côn pháp là chính. 9 quyền lộ của dòng Tăng huệ Bác được chia làm 3 cấp- Sơ cấp: Thạch sư quyền,tứ mã liên hoàn; Trung cấp: Tam văn quyền,tam công,đơn kình; Cao cấp: Thập bát ma kiều, Cửu bộ thôi, Mãnh hổ xuất lâm. Trong đó, Tam văn quyền là bài tổng hợp từ 3 bài: Tiểu tam Văn, Trung tam Văn và Đại tam Văn do 12 nội đồ của Tài Chẹk Cam; 3 bài này do 3 anh em họ "Văn", huynh Đệ của Tăng Huệ Bác chế tác,được Trương Lễ Tuyền cho phép phổ biến trong môn phái.
Có thể nói, dù là cái tên chưa được biết đến nhiều tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng nhưng Bạch Mi Kungfu Việt Nam hứa hẹn sẽ có sự phát triển không ngừng trong tương lai. Ông Vũ Đình Hùng – Đại diện và cũng là người đặt những viên gạch đầu tiên cho môn phái Bạch Mi Kungfu Việt Nam cho biết: “ Lễ ra mắt Bạch Mi Kungfu Việt Nam ngày hôm nay đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển môn phái này tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Dù chặng đường phía trước vẫn còn rất dài và nhiều khó khăn nhưng tôi tin rằng, sự đoàn kết và đồng lòng của các môn sinh, các sự phụ Bạch Mi Kungfu Việt Nam cũng như sự giúp đỡ của Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam, sẽ là sức mạnh và tiền đề để môn phái Bạch Mi Kungfu Việt Nam sẽ sớm phát triển trở lại, góp phần vào thành công chung của võ học Việt Nam”.