1. Găng tay đấm bốc
Dụng cụ này là được phổ biến đa số các môn võ trên thế giới có thi đấu đối kháng như võ cổ truyền Việt Nam, Muay Thái,… chứ không riêng gì thi đấu võ đài của Boxing.
Mặc dù được phát kiến bởi Boxing nhưng đây là dụng cụ được sử dụng khá rộng rãi với mức giá từ rẻ đến đắt đỏ. Sự ra đời của găng tay đấm bốc là để hạn chế lực ra đòn nhằm mục đích bảo vệ võ sĩ tránh khỏi những chấn thương trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu. Thế nên trong những trận thi đấu đối kháng thường hay sử dụng găng tay đấm bốc.
2. Băng quấn tay
Có một vài người không hiểu hết được tầm quan trọng của băng quấn tay nên họ đã không sử dụng.
Băng quấn tay cốt để cố định các khớp xương của bàn tay nhằm giúp võ sĩ tránh khỏi những chấn thương trong khi giao đấu cũng như khi tập bao cát đấm bốc.
3. Bảo hộ răng
Dĩ nhiên là bảo hộ găng không thể sử dụng chung được. Do đó các võ sinh thường phải tự mình có lấy một chiếc bảo hộ răng cá nhân.
Bảo hộ răng nhằm mục đích giảm nguy cơ nứt xương hàm hoặc chấn thương cổ khi vận đen đến. Bảo hộ răng ngăn chặn xương hàm dưới đập lên và kẹt lại hàm trên.
4. Dây nhảy
Nền tảng võ thuật trong chiến đấu chính là thể lực, có khá nhiều bài tập nhằm nâng cao thể lực nhưng có thể nói nhảy dây là một phương pháp tốt nhất.
Nhảy dây tăng sức bền và điều khiển tốt nhịp thở, đồng thời bộ pháp cũng linh hoạt hơn.
5. Bao cát đấm bốc
Bao cát chính là vật vô tri mà người tập thỏa sức “thí nghiệm” những kỹ thuật đã học.
Ngoài kiểu bao dài hình trụ ra, còn bao cát treo, bao cát tự đứng, bao cát hình quả lê nhằm phù hợp với tất cả đòn tấn công. Việc luyện tập ở các trung tâm huấn luyện boxing sẽ tiện hơn cho các cá nhân về vật dụng này, tuy nhiên người tập có thể tự sắm lấy cho mình một bao cát cá nhân tại nhà để tập luyện.