3 ngày trước khi Bundesliga khởi tranh: Lo xa như Bundesliga

13:33 Thứ tư 07/08/2013

Nhìn chung, tiềm lực tài chính của những đội bóng Bundesliga khá ổn định so với các CLB khác ở châu Âu. Mặc dù vậy, điều đó không đồng nghĩa rằng các nhà làm bóng đá Đức có thể kê cao gối ngủ.

Bài viết cung cấp độc quyền bởi

 

 

 

Bundesliga 2013/14 sắp sửa trở lại với guồng quay nhưng trước khi trái bóng bắt đầu lăn, BTC các giải bóng đá chuyên nghiệp Đức (DFL) đang tất bật với một cuộc họp quan trọng vào hôm nay. Chủ đề chính xoay quanh vấn đề tài chính và theo nguồn tin mà tờ Focus nắm được, DFL sẽ đề xuất ban hành một dự luật bắt buộc tất cả các đội bóng phải báo cáo tài chính một cách công khai minh bạch.

Về nguyên tắc, các CLB không hoạt động vì mục đích thu lãi và chỉ vì lợi ích chung, nên trên danh nghĩa không có nghĩa vụ đóng thuế và không phải báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các đội bóng lớn đều cần tổ chức tài chính, nên họ sẽ thành lập các công ty TNHH hoặc công ty cổ phần (các công ty con). Giống như một chiếc áo có 2 cái túi. Túi trái, tức CLB không kinh doanh lấy lãi. Túi phải là công ty con (thực chất là đội bóng) nhưng phải có nghĩa vụ nộp thuế. Nên tùy theo từng tình huống mà đội bóng sẽ bốc từ túi trái hay phải, miễn sao cho bảng báo cáo tài chính được “đẹp” như ý muốn.

3 ngày trước khi Bundesliga khởi tranh

Nhưng liệu tiềm lực tài chính của các đội bóng Bundesliga có thực sự mạnh như những con số được vẽ ra? Không phủ nhận các đội bóng Đức có nguồn lực ổn định hơn so với phần lớn các giải đấu khác ở châu Âu, nhưng không hẳn là họ không phải gánh những khoản nợ. Marc Strauss, một chuyên gia kinh tế của Trung tâm Kế toán và Kiểm toán (CBP) tại Đại học Saarland vừa công bố kết quả một cuộc nghiên cứu được ông tiến hành với 12 đội bóng kể từ năm 2010 đến 2012. Phân tích tài chính của Marc Strauss cho thấy rõ ràng không ít đội bóng lâm vào cảnh khốn khó, đặc biệt là ở giải đấu hạng 2.

Hầu hết những đội bóng nằm trong nghiên cứu của Marc Strauss đều trong tình trạng nợ đọng, nhưng vẫn được “phù phép” bằng những bản báo cáo rằng mọi thứ vẫn đang tốt đẹp. Marc Strauss chỉ ra 3 vấn đề mà các đội bóng đối mặt. Thứ nhất, vốn chủ sở hữu của đội bóng quá ít. Thứ hai, kinh doanh thua lỗ. Và thứ ba, cảnh báo về những khoản nợ đọng. Schalke đang là đội nợ nhất nhất với -76 triệu euro, sau đó đến Hamburg (8,7 triệu), Hertha và Augsburg.

Nếu biết rằng những gã khổng lồ như Real Madrid, Barcelona hay Man Utd phải cõng những khoản nợ lên tới hàng trăm triệu euro, thì con số này là quá nhỏ. Mặc dù vậy, để tránh những đội bóng phải rơi vào cảnh không đủ tài chính để duy trì hoạt động như việc Duisburg (từng là Á quân Bundesliga năm 1964) vừa bị đẩy xuống hạng 3 hồi đầu tháng 6, DFL cần phải sớm có biện pháp chấn chính. Quy tắc công bằng tài chính sẽ được áp dụng, những hình thức phạt tiền, trừ điểm cũng được áp dụng như động thái răn đe.

DFL luôn đi trước một bước, nên cũng dễ hiểu vì sao Duisburg mới chỉ là đội bóng Đức đầu tiên kể từ năm 1995 bị đánh tụt hạng vì không đảo bảo tài chính.

Theo nghiên cứu của Marc Strauss, chỉ có Bayern (249 triệu euro) và Dortmund (93 triệu) có số vốn chủ sở hữu được cho là thực chất bởi họ thu được tiền từ việc tiến sâu ở Champions League, thương hiệu, bản quyền truyền hình… Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Hoffenheim (146 triệu), hay Frankfurt (9,6) thực chất chỉ là các con số ảo bởi báo cáo tài chính chỉ ra rằng họ kinh doanh thua lỗ. Vấn đề là, Hoffenheim được đứng sau bởi ông chủ Dietmar Hopp, hiện là đồng sở hữu của SAP, một hãng phần mềm chuyên dụng nổi tiếng tại Đức rót cả núi tiền.
Viết Anh | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục