Phạm Huỳnh Tam Lang không phải là tài năng bậc nhất, duy nhất của thế hệ ông, tính cả 2 miền Nam, Bắc. Công bằng mà nói, đấy chính là thời kỳ vàng son của bóng đá Việt Nam với rất nhiều nhân tài. Thậm chí, đa số người yêu bóng đá ở phía Bắc chưa từng xem ông chơi bóng trên sân cỏ. Sự nghiệp cầu thủ của Phạm Huỳnh Tam Lang chủ yếu được kể bằng những hồi ức của các CĐV bóng đá miền Nam hiện cũng còn khá ít ỏi. Thế nên, so sánh về tài năng chơi bóng của ông với các thế hệ cầu thủ khác, chắc chắn là khập khiễng.
Và quan trọng hơn cả, điều đó không cần thiết. Phạm Huỳnh Tam Lang trở thành một huyền thoại của bóng đá Việt Nam không chỉ vì những danh hiệu ông có. Hiếm có một cầu thủ nào có thể sống trọn vẹn với đam mê, đủ đầy với vinh quang như ông. Hơn hết, điều giá trị nhất chính là sự kính trọng của đồng nghiệp, tình yêu mà người hâm mộ vẫn dành cho ông. Có thể nói, Phạm Huỳnh Tam Lang đã sinh ra trên sân bóng và khi mất đi, sân bóng lại ôm ông vào lòng để vẹn toàn một sự nghiệp lẫy lừng.
Ít người từng xem trực tiếp Tam Lang đá bóng nhưng nhiều thế hệ cầu thủ, người hâm mộ lại khắc ghi trong tim mình cái triết lý bóng đá của ông khi huấn luyện Cảng Sài Gòn. Đội bóng ấy giờ không còn nữa nhưng những thứ mà Tam Lang để lại ở Cảng lại là một di sản khổng lồ. Từ tư cách của một người thầy đến lối chơi làm say đắm lòng người. Nói đến Cảng Sài Gòn là nói đến HLV Phạm Huỳnh Tam Lang và ngược lại. Trong lịch sử bóng đá Việt Nam, chưa từng có một câu chuyện thủy chung và đồng điệu như thế.
Còn nhớ, lần sinh nhật cuối cùng của ông hôm 14-2 vừa qua, hàng chục CĐV mặc áo của Cảng Sài Gòn đến sân Tao Đàn để chung vui cùng ông. Không biết khi ông mất, liệu rằng người ta có còn dịp nào để mặc chiếc áo ngày xưa ấy đến sân xem một trận bóng đá nữa hay không. Nói như vậy để thấy tầm ảnh hưởng của một con người lớn đến mức nào trong việc chinh phục trái tim người yêu bóng đá.
Vì thế mà sự ra đi của ông khiến nhiều người hụt hẫng, cảm thấy trống trải trong tâm hồn vì sự mất mát lớn lao mà ông để lại. Ông ra đi khi làng cầu Sài Gòn vẫn đang mờ mịt tìm cách quay về lại thời hoàng kim. Giấc mơ một lần được thấy hình ảnh Cảng Sài Gòn thi đấu đỉnh cao của ông trở nên vô định. Người ta không chờ đợi sẽ có một Phạm Huỳnh Tam Lang thứ 2 khi ông đã là một tượng đài quá lớn, nhưng người ta không biết bao giờ mới được chứng kiến làng cầu Sài Gòn sẽ có một đội bóng chơi thứ bóng đá cống hiến và bóng đá Việt Nam sẽ có một cầu thủ lớn cả về tài năng lẫn nhân cách như ông.
Phạm Huỳnh Tam Lang ra đi và cái bóng của ông vẫn lồng lộng trên con đường khô hạn nhân tài của bóng đá Việt.
Người hâm mộ chào đón HLV Tam Lang cùng chiếc cúp vô địch quốc gia 2002. Ảnh: Hoàng Hùng |
Và quan trọng hơn cả, điều đó không cần thiết. Phạm Huỳnh Tam Lang trở thành một huyền thoại của bóng đá Việt Nam không chỉ vì những danh hiệu ông có. Hiếm có một cầu thủ nào có thể sống trọn vẹn với đam mê, đủ đầy với vinh quang như ông. Hơn hết, điều giá trị nhất chính là sự kính trọng của đồng nghiệp, tình yêu mà người hâm mộ vẫn dành cho ông. Có thể nói, Phạm Huỳnh Tam Lang đã sinh ra trên sân bóng và khi mất đi, sân bóng lại ôm ông vào lòng để vẹn toàn một sự nghiệp lẫy lừng.
o0o
Ít người từng xem trực tiếp Tam Lang đá bóng nhưng nhiều thế hệ cầu thủ, người hâm mộ lại khắc ghi trong tim mình cái triết lý bóng đá của ông khi huấn luyện Cảng Sài Gòn. Đội bóng ấy giờ không còn nữa nhưng những thứ mà Tam Lang để lại ở Cảng lại là một di sản khổng lồ. Từ tư cách của một người thầy đến lối chơi làm say đắm lòng người. Nói đến Cảng Sài Gòn là nói đến HLV Phạm Huỳnh Tam Lang và ngược lại. Trong lịch sử bóng đá Việt Nam, chưa từng có một câu chuyện thủy chung và đồng điệu như thế.
Còn nhớ, lần sinh nhật cuối cùng của ông hôm 14-2 vừa qua, hàng chục CĐV mặc áo của Cảng Sài Gòn đến sân Tao Đàn để chung vui cùng ông. Không biết khi ông mất, liệu rằng người ta có còn dịp nào để mặc chiếc áo ngày xưa ấy đến sân xem một trận bóng đá nữa hay không. Nói như vậy để thấy tầm ảnh hưởng của một con người lớn đến mức nào trong việc chinh phục trái tim người yêu bóng đá.
Vì thế mà sự ra đi của ông khiến nhiều người hụt hẫng, cảm thấy trống trải trong tâm hồn vì sự mất mát lớn lao mà ông để lại. Ông ra đi khi làng cầu Sài Gòn vẫn đang mờ mịt tìm cách quay về lại thời hoàng kim. Giấc mơ một lần được thấy hình ảnh Cảng Sài Gòn thi đấu đỉnh cao của ông trở nên vô định. Người ta không chờ đợi sẽ có một Phạm Huỳnh Tam Lang thứ 2 khi ông đã là một tượng đài quá lớn, nhưng người ta không biết bao giờ mới được chứng kiến làng cầu Sài Gòn sẽ có một đội bóng chơi thứ bóng đá cống hiến và bóng đá Việt Nam sẽ có một cầu thủ lớn cả về tài năng lẫn nhân cách như ông.
Phạm Huỳnh Tam Lang ra đi và cái bóng của ông vẫn lồng lộng trên con đường khô hạn nhân tài của bóng đá Việt.
Nguồn: xevathethao.vn |
Copy Link
Đăng Linh |
00:00 30/11/-0001